Bạn đã biết đến công dụng hút mùi của cây nhện chưa?
Không thua kém gì những loại cây khác để trong không gian nhà tắm, cây nhện cũng là một loại cây giúp thanh lọc không khí, mang đến sự tươi mát trong nhiều không gian. Bạn đã biết gì về cây nhện này hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây nhện.
Nguồn gốc cây nhện
Cây nhện với tên thường gọi là cây dây nhện với tên khoa học là Chlorophytum Comosum thuộc họ nhà Agavaceae. Ngoài ra cây nhện còn có một số tên hoa mỹ khác như là cây cỏ Lan Chi, cây mệnh môn, lục trảo trổ. Nguồn gốc của cây nhện được xuất phát từ các nước ở Nam Phi sau đó hòa theo xu hướng thị trường hóa cây này dần trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Cây nhện có chức năng thanh lọc không khí rất tốt, khử mùi hôi nhà vệ sinh nên được đặt vào nhiều không gian sống của gia đình.
Ý nghĩa cây nhện
Mang trong mình nhiều chức năng quan trọng cây nhện có một ý nghĩa rất lớn đối với người chơi cây này.
Thứ nhất, cây nhện mang ý nghĩa về mặt phong thủy:
- Theo quan niệm của dân gian, cây nhện có hình dáng nhỏ nhắn được mọc thành một bụi với nhau và có sức sống vô cùng mãnh liệt. Sức sống mãnh liệt đó đại diện cho tinh thần không bất khuất, không hề chịu khuất phục trước những thử thách, khó khăn và gian khổ mà không hề màng danh lợi, ham vinh.
- Theo quan niệm của phong thủy thì cây nhện mang lại biểu tượng của sự may mắn. Khi gia chủ trồng cây này trong nhà thì sẽ giúp họ thu hút được nhiều vượng khí và tài lộc. Chậu cây được đặt trước nhà sẽ giúp cho gia chủ xua đuổi được nhiều năng lượng tiêu cực, xủi xẻo, mang lại cuộc sống bình yên cho gia đình trồng.
Thứ hai, cây nhện sẽ hợp mệnh và tuổi tác:
- Theo nhiều chuyên gia thì cây có hình dáng lá cây thon dài và nhọn dần về phía ngọn cùng sắc vàng tươi trẻ sẽ phù hợp với những người mệnh kim. Màu vàng là màu giải hạn cho những người mệnh kim nên khá được ưa chuộng. Ngoài ra, sẽ giúp hóa giải những điềm dữ cho cuộc sống, giúp cho gia đình được thăng tiến hơn trong công việc và gia đình êm ấm, hòa nhập hơn.
- Thêm vào đó, ngoài mệnh kim thì cây nhện phù hợp với những người tuổi mùi. Người tuổi mùi thường là những người sống thiên về tình cảm và rất giàu tình cảm, đời sống nội tâm của họ cũng rất phong phú. Kết hợp thêm với khả năng phân tích sắc bén, với tầm nhìn nhìn xa trông rộng. Về thu nhập kinh tế của những người tuổi mùi thì chỉ đủ ăn đủ mặc. Nếu như trồng cây này thì sẽ giúp gia đình của họ sẽ được phất lên hơn, đưa ra những quyết định sáng suốt nhất mang lại tài của cho gia đình.
Công dụng của cây nhện
Không thua kém gì cây hoa lan thì cây nhện cũng mang trong mình những công dụng nhất định như:
Cây nhện là cây cảnh dùng để trang trí:
- Với hình dáng bên ngoài vô cùng cuốn hút, cùng kích thước đa dạng, màu sắc hài hòa và bắt mắt, cây nhện rất thích hợp dùng để làm cây cảnh trang trí trong nhà, kể cả văn phòng. Mang trong mình một vẻ đẹp tao nhã, hiện đại cây nhện không kém phần sang trọng góp phần làm tăng mỹ quan cho cảnh quan. Vẽ nên thêm một sắc màu cho tổng thể cho bức tranh hài hòa, tươi trẻ với màu xanh của cây, màu vàng của lá, mang chút đặc trưng, cá tính cho căn phòng.
- Bạn có thể đặt chậu cây ở bất cứ vị trí nào để cho thể thêm sự sinh động cho không gian đấy. Ngoài hòa hợp bạn có thể hòa hợp với thiên nhiên thông qua vị trí đặt cây trong những nơi như phòng ngủ, phòng khách, hay những nơi không có ánh mặt trời chiếu thẳng vào. Ngoài ra, đây là loại cây thủy sinh nên cũng được giới văn phòng rất ưa chuộng, thường dùng trang trí trên bàn làm việc của họ.
Cây nhện là cây hút bụi thần kì:
- Theo sự nghiên cứu độc lập từ Nasa và của The American College, họ đã đưa ra rất nhiều ý kiến về việc đề xuất các loại cây nên trồng trong nhà. Trong đó có cây nhện và cây được xem như là một trong những cây tiêu biểu nằm trong top những loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt không thua kém gì cây cây lan hồ điệp.
- Theo sự nghiên cứu trên họ đã chỉ ra cây nhện giúp thanh lọc các chất có hại như: Xylen, Carbon, Fomandehit, Benzen. Và trong vòng 24h thì cây có thể hút tới 80 đến 90% lượng khí cacbonic và fomandehit có trong không khí. Ngoài ra, mang trong mình khá nhiều Chlorophyll cây giúp xua đuổi các loài côn trùng và hấp thu tối đa các chất bức xạ từ các thiết bị điện tử. Bảo vệ sức khỏe, mang đến nguồn không khí trong lành cho con người.
Cây nhện còn có tác dụng chữa bệnh:
- Ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc thường sử dụng phần rễ của cây để chữa trị các căn bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,..Thân cây có thể giã nhuyễn lấy nước để giải độc cơ thể và đắp lên những vết thương do bị bỏng nhẹ. Ngoài ra, cây nhện để trong nhà giúp tăng thêm 15% trí nhớ cho trí não của bạn, giúp giảm stress và tăng hiệu quả làm việc tốt hơn.
Cách chăm sóc cây nhện
Việc chăm sóc cây nhện không hề quá khó khăn, cây nhện là cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, nhưng để cây phát triển tốt có màu sắc đều đẹp thì bạn cần phải có những lưu ý sau đây:
- Chú ý lượng nước: Đây là cây ưa môi trường có độ ẩm trung bình nên bạn đừng có tưới quá nhiều nước nếu không cây sẽ bị úng rễ. Mỗi lần tưới nước thì bạn nên tưới từ 200 ml đến 500 ml tùy vào kích thước của chậu, bạn nên sử dụng bình xịt nước để kiểm soát tốt hơn lượng nước cho cây.
- Về ánh sáng và nhiệt độ: Đây là loại cây ưa bóng râm nên bạn nên đặt ở vị trí trong nhà hoặc ở ban công che vòm che tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà bạn. Tuy nhiên cây vẫn cần mặt trời để quang hợp nên mỗi buổi sáng bạn nên đem cây ra ngoài để tầm 1 đến 2 tiếng đồng hồ với ánh nắng từ 20 độ đến 28 độ c.
- Về phân bón: Không quá khắt khe về chất dinh dưỡng trong đất nhưng khoảng từ 2 đến 3 tháng thì bạn nên cung cấp thêm mùn cưa và xơ dừa cho cây để tăng độ xốp trong đất. Giúp cây được hấp thụ tốt hơn nhiều khoáng chất trong đất.
Trả lời