Tại sao nên trồng cây hoa lan trong nhà vệ sinh
Hoa lan không chỉ có công dụng để trang trí không gian mà còn có những công dụng khác vô cùng ấn tượng. Vậy chúng ta có nên trồng hoa lan trong nhà vệ sinh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cần thiết cho câu hỏi của bạn.
Nguồn gốc cây hoa lan
Cây hoa lan với tên gọi khác là cây hoa phong lan, đây là loài hoa có nguồn gốc từ Brazil. Cha đẻ phát hiện ra loài hoa này là một chuyên gia người Anh tên là William Cattley. Ông được tặng một kiện hàng với loài cây lạ có lớp bọc bên ngoài và ông đã đem đi trồng thử và nở ra hoa với một vẻ đẹp vô cùng kiêu sa cùng hương thơm quyến rũ.
Cây hoa lan có tên tiếng Anh là Orchid thuộc dòng họ Lan Orchidaceae family, orchis trong ngôn ngữ Hi Lạp có nghĩa là tinh hoàn, ngầm hiểu là phần củ của cây được sống dưới phần đất có hình dạng giống tinh hoàn nên thời điểm đó được đặt tên là vậy. Hoa lan được xem như là Nữ hoàng kiêu sa và quyến rũ của các loại hoa và được quý tộc Anh vô cùng yêu thích.
Với vẻ đẹp kiêu sa và mùi hương quyến rũ. Loài hoa nay đã vô cùng được yêu thích bởi giới quý tộc nước Anh. Và được gọi với cái tên là Nữ hoàng của các loài hoa. Dòng họ của cây hoa lan được phân bố chủ yếu ở một số quốc gia như Thụy Điển, Alaska, Ostralia. Với xu hướng thị trường, cây hoa lan dần trở nên phổ biến và xuất hiện tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa cây hoa lan
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ cùng hương thơm ngào ngạt của mình, cây hoa lan còn mang trong mình ý nghĩa lớn. Theo nhiều quan niệm thì hoa lan là một trong những cây thu hút mạnh mẽ các năng lượng tích cực. Không chỉ vậy, bản thân chúng còn mang trong mình nhiều nét đẹp vô cùng sang trọng, quý phái cùng nhiều sức sống vô cùng mạnh mẽ. Mang đến cho gia chủ sự sinh sôi và nảy nở vươn lên không ngừng.
Không chỉ vậy cây hoa lan còn đại diện cho sự thủy chung, sự mãnh liệt của tình yêu. Nét e thẹn của hoa như là hình ảnh của các cô gái khi đứng trước người thương mình. Với đặc tính sống cộng sinh vào loại cây khác và sử dụng những chất dinh dưỡng của chính loài cây đó để phát triển. Cây được ví như người con gái muốn tìm một chỗ dựa vững chắc để dựa dẫm hết, bảo vệ cho họ hết cuộc đời này.
Theo quan niệm về phong thủy thì cây hoa lan là loài ra được mọc thành từng chùm với nhau, hoa mang ý nghĩa gắn kết trong mối quan hệ tình cảm của gia đình. Những bông hoa vững chãi vươn mình ra để bảo vệ gia đình của mình, hòa thuận giữa vợ và chồng, con cái với sự yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Công dụng của cây hoa lan
Không thua kém gì cây cây nhện, cây hoa lan cũng mang trong mình nhiều công dụng vô cùng quan trọng:
- Với vẻ đẹp kiêu sa quyến rũ của mình hoa lan còn dùng để trang trí cho mọi không gian trong nhà, ngoài vườn,… Đem đến cho cho gia chủ một không gian xanh mát, những hương hoa cuốn hút giúp cho gia chủ được thư giãn trong không khí thoáng mát, trong lành.
- Ngoài trang trí không gian, hoa lan nói chung và nói riêng còn là phụ kiện để trang trí các món ăn, thức uống làm tăng tính thẩm mỹ hơn giúp cho khách hàng ăn uống ngon miệng hơn.
- Khi hoa nở, những chùm hoa tuyệt đẹp mang lại món quà vô cùng thích thú dành tặng cho người trồng khi họ đã dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc những bông hoa tươi đẹp này. Loài hoa này được khoác lên mình một vẻ đẹp vô cùng thuần khiết và trong sáng những thiếu nữ tuổi đôi mươi
- Đặc biệt, những loại lan có mùi hương thơm còn tạo cảm giác dễ chịu, thư thái, với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, lan mang đến quên đi những áp lực trong cuộc sống. Giúp khử mùi không gian, ngoài ra hoa lan còn có thể khử mùi hôi nhà vệ sinh.
Cách chăm sóc cây hoa lan
Để chăm sóc hoa lan bạn cần phải chú ý vào những yếu tố sau:
Thứ nhất, ánh sáng:
- Cây hoa lan là cây rất ưa bóng râm thích ở những nơi mát mẻ. Khi cây được ở điều kiện phù hợp thì cây sẽ được giữ độ xanh tươi, hoa luôn tươi tắn và nở lâu hơn. Tránh đặt cây ở những nơi có ánh sáng trực tiếp và gay gắt, khi bị nắng quá to cây sẽ không duy trì được sự tươi tắn, thay vào đó lá sẽ bị cháy khô và cây không thể sống lâu, cây sẽ bị chết.
- Thêm vào đó bạn không cần phải thay đổi vị trí của chậu cây lan thường xuyên như thế cây sẽ không thích nghi được môi trường sống mới, hoa sẽ nhanh bị rụng hơn. Và đối với mỗi loại lan thì sẽ có khả năng chịu nắng khác nhau, chẳng hạn như đối với loại cây lan hồ điệp thì khả năng chịu được ánh nắng khoản 30%, đối với lan Vanda thì chịu được ánh sáng lên đến 100%.
Thứ hai, nhiệt độ: Bạn cần đảm bảo cho nhiệt độ ổn định cho lan, đặc biệt là giữ đủ độ ẩm bởi vì hoa lan là cây không ưa nắng cũng không hề ưa khí hậu lạnh nên vấn đề bảo đảm cho nhiệt độ bão hòa vô cùng cấp thiết.
Thứ ba, Chế độ tưới nước: Trong quá trình lan sinh trưởng và phát triển lan sẽ cần rất nhiều nước, tuy nhiên không nên tưới nhiều nước. Trung bình mỗi tuần chỉ cần tưới lan tầm 1 đến 2 lần là đủ cùng lượng nước vừa phải. Kết với với một số loại xơ bổ trợ để giữ nước như xơ dừa, rêu,…
Thứ tư, cắt tỉa cho cây: Khi cây hoa lan ra hoa, bạn nên cắt tỉa bớt lá cành của lan để cây đủ sức và tập trung mạnh vào nuôi hoa và ngược lại khi hoa đã tàn mình sẽ cắt tỉa nhành hoa để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi hoa.
Thứ năm, cung cấp dinh dưỡng cho cây: Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân bón, thời điểm nên bón phân bón là khi chúng ta cắt tỉa đi những cành hoa héo. Thông thường phân bón dùng cho hoa là NPK kết hợp với các loại phân hữu cơ khác như phân cá, phân bánh dầu,…Ngoài ra, chúng ta cần phải phòng bệnh cho lan bằng cách xịt thuốc chống nấm, chống các vi khuẩn cùng các loại côn trùng gây hại khác cho cây lan. Thời hạn xịt thuốc cho cây tầm 7 đến 10 ngày cho một lần, vào trời mưa thì 15 đến 20 ngày cho một lần.
Trả lời