Tất tần tật kiến thức có thể bạn chưa biết về tủ bếp gỗ công nghiệp
Tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn về màu sắc. Đảm bảo đáp ứng tối đa sở thích và phù hợp với nhiều không gian nội thất nhà bếp khác nhau. Kiểu dáng sản phẩm đa dạng và thiết kế hiện đại, tiện dụng của tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái, dễ chịu mỗi lần sử dụng.
Gỗ công nghiệp là gì?
Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là:cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt, cụ thể như sau:
Cốt gỗ ván dăm MFC
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
Cốt gỗ MDF
Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.
Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
Cốt gỗ HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt mịn, nhẵn.
Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Những ưu điểm của gỗ công nghiệp
Giá thành phải chăng
Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
Không cong vênh
Khác với tủ bếp gỗ tự nhiên, tủ bếp gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Thời gian thi công sản xuất nhanh
Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
Đặc điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp
Khi sử dụng dòng sản phẩm này, bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng bởi những đặc điểm tuyệt vời sau đây:
– Chất liệu gỗ công nghiệp có cấu tạo không giống với gỗ tự nhiên khi mà bề mặt không có đường vân, thớ gỗ. Gỗ công nghiệp được nén ở áp suất cao, chính vì thế độ bền và độ cứng của nó tương đối ổn định, khó bị biến dạng.
– Trong quá trình sử dụng tủ bếp không bị co ngót và cong vênh bởi khả năng chịu nhiệt tốt. Các dòng sản phẩm tủ bếp này có khả năng thích ứng tốt với môi trường, khí hậu ở Việt Nam, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
– Tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn về màu sắc, đảm bảo đáp ứng tối đa sở thích và phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. Kiểu dáng sản phẩm đa dạng và thiết kế hiện đại, tiện dụng của tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái, dễ chịu mỗi lần sử dụng.
Một số mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp đáng mua
Tủ bếp Laminate
Chất liệu gỗ Laminate hay còn được gọi bằng một cái tên khác là Fomica được sản xuất dựa trên công nghiệp in màu cao cấp trên giấy Graft – một loại giấy cao cấp. Chọn lựa chất liệu gỗ Laminate, bạn có thể lựa chọn được nhiều màu sắc hoặc phối màu theo ý thích của mình ví dụ M màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật.
Ưu điểm vượt trội của tủ bếp gỗ Laminate là khả năng chống xước, chống va đập và kháng ẩm và mối mọt tốt. Ngoài ra, Laminate cao cấp còn chịu được lửa ở một mức độ nhất định. Chính vì thế, nó được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất, đặc biệt là trong thiết kế tủ bếp.
Tủ bếp gỗ công nghiệp Acrylic
Acrylic hay còn gọi là mica là vật liệu có độ dẻo cao. Khác với mica thông thường, đây là dòng nhựa trong suốt có màu lấp lánh, được sản xuất trên công nghệ hiện đại sau đó cán mỏng tạo màng. Do yêu cầu chất lượng cao trong quá trình thiết kế thi công tủ bếp nên các tấm Acrylic chủ yếu được nhập khẩu từ các nước sản xuất đạt tiêu chuẩn.
Ưu điểm của tủ bếp Acrylic : Do được ép kĩ thuật cao trên code gỗ công nghiệp MDF nên nó mang nhiều ưu điểm trong quá trình thiết kế và thi công: quá trình sử dụng lâu dài không bị cong vênh, không thấm nước, không bị mối mọt tấn công và dễ uốn nên có thể thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau đồng thời phối hợp được nhiều màu sắc đa dạng tạo được kiểu dáng sang trọng hiện đại trong phòng bếp.
Tủ bếp gỗ Veneer
Gỗ Veneer hay còn được gọi là gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dày từ 0.3 đến 0.6mm, chiều rộng tùy thuộc vào thân cây. Những lát gỗ này sau đó được phơi khô và sấy để tạo thành gỗ veneer. Sau đó người ta thường đem gỗ Veneer dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm để sản xuất ra các sản phẩm nội thất. Do bóc lát từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì tủ bếp gỗ sồi.
Trả lời