Những hiểu biết về gạch tàu mà bạn không nên bỏ lỡ
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp bất động sản thì sự đa dạng về các vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Trên thị trường ngày nay mỗi loại vật liệu sẽ có rất nhiều loại và gạch cũng là một đối tượng. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại gạch khác nhau với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, gạch tàu đã và đang là một trong những sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của nhiều loại công trình. Loại gạch tàu này có khả năng đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, kiểu dáng, giá thành của khách hàng. Dưới bài viết này cùng tôi tìm ra lý do vì sao gạch tàu lại được ưu tiên như thế. Những hiểu biết về gạch tàu mà bạn không nên bỏ lỡ
Gạch tàu là gì?
Gạch tàu là một trong những loại vật liệu xây dựng. Loại gạch này thường được làm từ đất nung với nhiệt độ cao, có màu sắc chủ yếu là màu đỏ nâu.
Quy trình sản xuất
Quy trình sản suất của gạch tàu cũng rất giống với gạch truyền thống và nguyên liệu cũng tương tự. Tuy nhiên, giữa 2 dòng gạch này cũng có sự khác nhau về hình dạng. Trong khi gạch truyền thống chúng ta thường thấy có dạng ống, 2 lỗ hoặc 4 lỗ được dùng để xây nhà, xây tường… thì gạch tàu lại có hình dạng phẳng và dẹt dễ dàng ứng dụng hơn. Bên cạnh đó, gạch tàu cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau nhưng thường là vuông và lục giác phù hợp với nhiều kiểu công trình hơn.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm nổi bật của loại gạch tàu này phải nhắc đến là đem lại cảm giác sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông cho con người. Và loại gạch tàu thường có khả năng hút ẩm cực tốt và có tính thẩm mỹ cao về mặt truyền thống.
Nhược điểm của loại gạch này là khả năng chịu lực kém, khá dễ vỡ nếu có trọng tải quá lớn đè lên chúng.
Chuteu – Sàn nội thất số một Việt Nam
Những loại gạch tàu phổ biến hiện nay
Nếu phân loại theo trọng lượng và kích thước thì thị trường hiện nay chúng ta có thể bắt gặp các loại gạch tàu như:
Gạch tàu BT (300x 340x18mm) trọng lượng 3,8 kg.
Gạch tàu lá dừa (30x300x20 mm) trọng lượng 3,5kg.
Gạch tàu trơn (30 x300 x20 mm) trọng lượng 3.35 kg.
Gạch tàu lục giác (200×200 x20 mm) trọng lượng 1,35kg.
Gạch tàu nút (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 1,35kg.
Ngoài ra, theo hình dáng và tên gọi thì chúng ta có thể kể đến các loại gạch tàu như: Gạch tàu bậc thềm; Gạch tàu lục giác lát nền; Gạch tàu nút chống trơn trượt để lát sân; Gạch tàu lá dứa chữ thập; Gạch tàu trơn có chân lát nền
Tìm hiểu các thông tin tiêu biểu về gạch tàu lục giác
Gạch tàu có đặc điểm gì?
Tuy có rất nhiều loại cũng như mẫu mã nhưng gạch tàu sẽ có những đặc điểm chung mà dù loại nào thì cũng có những đặc điểm này.
Gạch tàu truyền thống vốn có ưu điểm là mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Với những nguyên liệu tạo ra cũng như quá trình nung cẩn thận với độ chính xác của nhiệt độ thì gạch tàu thường có đặc điểm là mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè và mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông. Nhờ những đặc tính của đất sét được nung vừa đủ nên gạch cũng mang đặc điểm nổi bật này của đất sét.
Khả năng hút ẩm rất tốt
Thành phần chủ yếu là đất sét nên khả năng hút ẩm của gạch là yếu tố được đánh giá cao. Đặc biệt là với thời tiết ẩm của Việt Nam thì thật sự gạch tàu là sự lựa chọn tối ưu cho những ngôi nhà
Nét thẩm mỹ truyền thống cao
Gạch tàu có nhiều mẫu mã nhưng những đường nét thường đơn giản nên rất dễ ứng dung vào các công trình từ hiện đại đến cổ điển. Đặc biệt với những công trình mang tính truyền thống thì gạch tàu hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ truyền thống. Gạch tàu mang một tông màu đỏ nâu ấm sẽ phù hợp với những không gian truyền thống mang lại cảm giác gần gũi nhưng vẫn có sự trang trọng.
Gạch rất dễ bị bám rêu hay bạc màu theo thời gian
Tuy nhiên với đặc thù là đất sét được nung nên gạch tàu sẽ dễ bị bám rêu và bạc màu khi chịu ảnh hưởng từ môi trường như nắng mưa trong thời gian dài.
Chịu lực thấp
Khả năng chịu lực thấp, cũng như rất dễ vỡ khi có trọng tải quá lớn đè lên trên. Gạch tàu có một đặc điểm lép vế hơn gạch truyền thống là khả năng chịu lực không cao. Gạch tàu sẽ dễ vỡ khi có vật gì hay trọng tải quá lớn đè lên trên. Do đó khi sử dụng gạch tàu các bạn cũng nên chú ý hơn về yếu tố này.
Gía thành
Gạch tàu có giá thành rất rẻ và là sản phẩm lát sàn truyền thống của người Việt Nam. Gạch tàu trên thị trường hiện nay sẽ có giá thành tương đối hợp lý và có thể nói là rẻ so với những loại gạch khác.
Đôi nét về gạch tàu xưa nét đẹp không bị đánh mất
Ưu điểm của gạch tàu
Không tự nhiên gạch tàu được mọi người quan tâm và sử dụng nhiều như thế. Chúng có những ưu điểm vượt trội như:
Gạch tàu có khả năng chống trơn trượt, chống mốc
Thông thường, các loại gạch trên thị trường chỉ có thể thực hiện tốt một trong hai chức năng là chống trơn hoặc chống rêu mốc nhưng gạch tàu lại sở hữu cả 2 đặc điểm. Sở dĩ gạch tàu có được ưu điểm này vì chúng được sản xuất theo quy trình tiên tiến, hiện đại nhất.
Có màu sắc tự nhiên đẹp, hình dáng đa dạng
Màu sắc đỏ cam tự nhiên của gạch tàu có được không phải do sơn hay tráng màu. Đây chính là kết quả có được từ quá trình nung gạch với các loại đất sét đặc biệt. Do đó, lát nền bằng gạch tàu sẽ mang lại sự ấm cúng, tươi sáng, rất đẹp và tự nhiên.
Gạch có khả năng chống nóng tốt
Gạch tàu có đặc điểm nổi bật mà khi nhắc đến gạch tàu mọi người đều nghĩ đến đầu tiên là đem lại sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi vào hè. Khả năng truyền nhiệt của gạch rất tốt. Hơn nữa, gạch tàu không ủ nhiệt như một số loại gạch khác. Do vậy, đây là lựa chọn tối ưu trong việc sử dụng lát sân vườn.
Nguyên liệu sản xuất gạch tàu gần gũi với cuộc sống. Các nguyên liệu để tạo ra gạch tàu rất dễ tìm. Do đó số lượng gạch tàu luôn dồi dào.
Ứng dụng của gạch tàu
Gạch tàu được ứng dụng nhiều và phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau, có thể kể đến như sau:
Gạch tàu có thể lát sàn nhà truyền thống
Gạch tàu lát sân thượng
Gạch tàu cũng có thể dùng để lát đường đi
Gạch tàu ứng dụng trong lát quảng trường
Gạch tàu sẽ là phù hợp nhất để lát sân vườn
Ứng dụng lát nền chùa, nơi tâm linh, nơi mang hơi hướng cổ xưa
Gạch tàu lát thềm cầu thang cũng rất phù hợp
Những kỹ năng lát gạch tàu đơn giản
Bước 1: Tạo lớp nền bề mặt
Sử dụng ống ti-ô để lấy cốt và tạo độ dốc theo yêu cầu của gia chủ.
Sử dụng vữa lót xi măng đem ngâm nước. Vữa khô vừa phải, nếu quá khô hoặc quá nát sẽ khiến việc lát gạch tàu không đúng kỹ thuật thi công, làm bề mặt nền trở nên xấu đi, không có tính thẩm mỹ.
Đổ lớp vữa đó lên bề mặt nền nhà. Lưu ý, đổ đúng với cốt đã lấy từ trước. Nên sử dụng thước xây để tạo độ phẳng cho nền nhà. Chiều dày của vữa lót từ 2cm đến 3cm, không nên để quá dày vì sẽ gây tình trạng khó thi công cho thợ xây dựng.
Bước 2: Thực hiện lát gạch tàu
Sử dụng dây cước kẻ căng một đường thẳng.
Lát gạch tàu từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
Rải đều lớp nước xi măng đã chuẩn bị lên bề mặt cần lát để tạo độ bám dính giữa nền và gạch tàu.
Đặt gạch theo đúng chiều vân lên trên lớp vữa lót. Tùy thuộc vào kích thước và chủng loại gạch mà chọn mạch vữa cho phù hợp.
Sử dụng búa cao su chỉnh gạch. Đập nhẹ vào bốn góc, cũng như giữa viên gạch để tạo độ bám dính, cho lớp lát gạch được chắc chắn hơn. Thao tác này còn giúp điều chỉnh bề mặt gạch trở nên bằng phẳng so với các viên còn lại.
Bước 3: Chít mạch
Sau khi lót gạch tàu khoảng 3 đến 4 tiếng, lúc này gạch đã bám dính vào nền, ta sẽ tiến hành trích mạch.
Sử dụng bột chít mạch để thực hiện. Sau đó, dùng bay để đưa bột vào mạch cần chít.
Cuối cùng, lấy bay hớt lớp vữa thừa ra ngoài. Lưu ý, hạn chế để vữa rơi ra bề mặt gạch gây mất thẩm mỹ.
Bước 4: Làm sạch bề mặt
Sau 24 đến 36 tiếng, khi vữa và bột chít mạch đã khô, hãy tiến hành lau sạch nền nhà.
Chỗ nào còn vữa thì dùng vải để lau.
Cuối cùng, xả nước vào nền nhà để chúng được đẹp và sáng bóng hơn.
Trả lời