Có nên trồng cây trầu bà trong nhà vệ sinh không?
Cây cảnh không chỉ trang trí, mang ý nghĩa phong thủy cho ngôi nhà của bạn mà còn có nhiều công dụng khác, đặc biệt có thể lọc sạch không khí trong phòng. Một loại cây cảnh thân thảo, có dạng dây leo đang được rất nhiều người quan tâm đến đó chính là cây trầu bà. Vậy cây trầu bà là gì? Tất cả các thắc mắc về cây trầu bà sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc cây trầu bà
Nguồn gốc của cây trầu bà?
Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon – một hòn đảo có nguồn gốc nguyên sinh ở Indonesia. Cây có rất nhiều tên gọi, ngoài cái tên trầu bà cây còn được gọi nhiều cái tên như là: vạn niên thanh leo, hoàng tam điệp hay cái tên thạch cam tử, …Mang cái tên khá đặc biệt như vậy bởi cây có lá hình dạng như lá trầu. Đây là cây dạng thân thảo, dây leo, có lá và thân màu xanh còn hoa thì mọc thành cụm ngắn nên có tên gọi là cây trầu bà.
Nổi bật nhất đó chính là những chiếc lá đơn, gốc của lá có dạng hình trái tim và có độ thuôn dài dần lên phía trên.Cây không chỉ là một loại cây cảnh mà còn có ý nghĩa phong thủy, có tác dụng mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, phước lành. Bởi vậy mà cây hay được sử dụng để trang trí phòng khách, ở sảnh hay treo ở cửa sổ, bàn làm việc.
Đặc điểm cây trầu bà là gì?
- Nổi bật hơn cả chính là đặc điểm thân thảo dạng leo, có lá đơn và lá có dạng như trái tim, được thuôn dài ở đỉnh. Do sự đa dạng về giống cây nên có loại xanh toàn lá nhưng lại có loại cây lá đốm vàng, vết đốm nằm rải rác trên phiến lá, hoa có cụm to, dạng mo khá giống cây lan ý. Và cây có cuống ngắn, thường bò dài hay buông thõng trên các chậu treo.
- Một đặc điểm khác của cây được chú ý đến đó là cây mềm, bò dài, vì vậy mà buông thõng, phù hợp với cách trồng dạng giàn leo. Cây rất dễ sống và sinh trưởng, tốc độ phát triển nhanh trong điều kiện bóng râm. Là một loại cây ưa nước nên bạn không cần lo các vấn đề về úng, thối rễ thường gặp.
Công dụng của cây trầu bà
Cây trầu bà mang đến rất nhiều tác dụng, một số công dụng nổi bật như là:
- Đầu tiên là có thể hấp thụ tia bức xạ điện tử, cây có khả năng hấp thụ các sóng điện tử gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và mọi người xung quanh. Các sóng điện tử xuất phát từ các thiết bị như là máy tính, sóng wifi hay từ các vật dụng điện tử khác.
- Thứ hai là có thể loại bỏ rất tốt các độc tố có trong không khí, cây có khả năng hấp thụ các độc tố trong không khí như là các chất formaldehyde, toluene hay các chất xylene, benzen để giúp bầu không khí thêm trong sạch, thoáng mát hơn. Chính vì vậy mà nhiều người thường để cây trầu bà trong phòng tắm để khử mùi nhà vệ sinh hôi hám
- Ngoài ra, cây trầu bà còn có thể làm sạch và trang trí bể cá cảnh. Bởi là một loại cây ưa nước nên để cây ưa nước, rễ cây có thể hấp thụ Nitrat giúp nước trong và mát hơn, điều này giúp kích thích và làm cho cá phát triển khỏe mạnh.
Cách chăm sóc cây trầu bà
Bởi cây là một loại thực vật dễ sinh trưởng nên không đòi hỏi bạn cần phải khéo tay hay cần dày công chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc cây trầu bà:
- Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng bởi đây là loại cây ưa bóng nên ánh sáng phù hợp nhất là buổi sáng, bạn cần lưu ý không để cây tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời. Tuy là một loại cây ưa bóng nhưng để cây phát triển tốt thì bạn nên cho nó tắm nắng từ 15 đến 30 phút ngoài trời để quang hợp diễn ra thuận lợi. Nếu lá cây có dấu hiệu chuyển vàng là do cây tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng, vì vậy mà khi chăm sóc bạn cần lưu ý để chăm sóc cây được tốt nhất.
- Bên cạnh ánh sáng thì nước cũng rất quan trọng, nên thường xuyên tưới nước nhưng tránh tưới quá nhiều dẫn đến bị úng dễ. Nếu trồng cây trong điều kiện thủy sinh cần thay nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
- Về yếu tố nhiệt độ, nhiệt độ phù hợp nhất với cây từ 15 đến 30 độ. Trong thời tiết lạnh (<8 độ) cây có thể bị chết.
- Ngoài ra, tuy ít bị sâu bệnh nhưng cây vẫn xuất hiện các loại sâu ăn lá. Để diệt trừ bạn có thể dùng rượu. Trong trường hợp cây bị úng dễ thì bạn nên bổ sung các loại thuốc kích thích rễ phát triển và cũng như xới đất, không để cây cạnh nơi úng nước nữa.
Một số câu hỏi thường gặp
Cây trầu bà hợp mệnh gì?
- Người mệnh Mộc – Thủy, đây là 2 mệnh rất phong thủy với cây bởi thủy nuôi dưỡng mộc rất tương sinh.
- Người mệnh Kim – Thổ, mệnh kim nên chọn chậu cây màu đen, xanh hay nâu đất nước biển khi trồng cây. Người mệnh thổ nên chọn các loại chậu cây có màu cam hoặc đỏ.
- Người mệnh Hỏa cũng rất hợp với cây bởi cây củi tạo ra lửa, hỏa sinh ra mộc, vì vậy mà mang phước lành đến gia chủ.
Cây trầu bà hợp tuổi gì?
Là loại cây mang ý nghĩa phong thủy giống như cây lưỡi hổ cho nên cây không kiêng kị bất kỳ tuổi nào. Theo quan niệm rằng, người tuổi Ngọ và Thân hay long đong lận đận, gặp nhiều khó khăn trong tiền bạc. Vậy nên, cây trầu bà có sự sinh sôi phát triển mạnh nên mang ý nghĩa tiền tài thu được nhiều hơn, gia đình phước lộc đầy nhà.
Tại sao cây trầu bà bị vàng lá?
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cây trầu bà bị vàng lá:
- Do ánh sáng quá nhiều
- Do tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ, lá úa vàng
- Chăm sóc cây không tốt
- Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ khiến cây bị úa vàng
- Lá úa cũng có thể do vi khuẩn, sâu bệnh gây hại
- Một phần nguyên nhân khác là do cây già đi, lá cây thay lá, đây là một quá trình tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về cây trầu bà. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu, đặc biệt là các lợi ích cây mang lại và chăm sóc cây tốt hơn.
Trả lời