Những điều cần biết khi bài trí bàn thờ ông địa
Lập bàn thờ và thờ cúng ông địa đang là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa biết bài trí bàn thờ sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những điều cần biết khi bài trí bàn thờ ông địa.
Bàn thờ ông địa được làm từ chất liệu gì?
Bàn thờ gỗ Mít
Đứng đầu danh sách chất liệu là dòng gỗ Mít, một chất liệu gỗ dùng làm bàn thờ được đánh giá cao nhất hiện nay. Loại gỗ này được ưa chuộng và lựa chọn nhiều vì đảm bảo tối đa về độ bền hàng trăm năm. Theo quan niệm dân gian thì cây Mít có quả mọc từ thân – điều này biểu tượng cho sự sung túc, nảy nở. Nếu sử dụng bàn thờ được làm từ gỗ Mít sẽ giúp gia chủ giàu sang và phú quý, đường tài vận phát triển hơn. Ngoài ra, cây mít có thể sinh sống tốt tại những nơi có đất cằn cỗi, sỏi đá – tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất có thể vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
Bàn thờ gỗ Hương
Ngoài dòng bàn thờ từ gỗ mít, thì gỗ hương cũng là một chất liệu tuyệt vời để làm bàn thờ cúng. Loại gỗ này có đặc điểm là vân gỗ đẹp mắt, bề mặt mịn màng, khi được chạm khắc tỉ mỉ sẽ rất tinh tế và sang trọng. Bên cạnh đó, loại gỗ này có một khả năng nổi bật trong chống mối cao, nên rất bền khi sử dụng. Gỗ Hương cũng là sự lựa chọn hợp lý để làm bàn thờ ông địa.
Bàn thờ gỗ Pơ Mu
Loại gỗ này chuyên được lựa chọn dùng để làm bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cực kỳ phổ biến hiện nay. Gỗ Pơ Mu có đặc điểm là rất dễ chế tác và điêu khắc các họa tiết tinh tế lên bàn thờ gỗ sẽ có tính thẩm mỹ rất cao. Vân gỗ khá trơn tru, rõ nét nhìn rất đặc sắc, nổi bật, dễ dàng cho việc lau chùi bàn thờ và khả năng vượt trội chống mối mọt tốt.
Bàn thờ gỗ Lim
Gỗ lim cũng là câu trả lời chuẩn cho câu nên chọn bàn thờ ông địa bằng chất liệu gì tốt hiện nay. Nó thường được ưu tiên dùng làm chất liệu để chế tạo, thiết kế bàn thờ, thường được sử dụng nhiều ở những khu vực phía trong, thuộc các tỉnh phía nam. Gỗ lim là loại gỗ rất tốt, chất liệu cứng cáp, đường nét vân gỗ nổi bật rõ ràng, cực kỳ đẹp mắt và khả năng chống mối mọt tốt.
Ý nghĩa của bàn thờ ông địa
Thần Tài – Ông Địa là 2 ông thần tài lộc, may mắn được thờ trong một cái tủ thờ. Theo quan niệm phong thủy phòng thờ thì bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đều được bố trí đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, dựa vào tường để tạo một sự kiến cố, vững chắc. Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ may mắn nhưng mỗi một vị thờ như vậy là đại diện cho 5 người, cụ thể là:
Về Thần Tài: có ngài Hắc Thần Tài, ngài Thanh Thần Tài, ngài Bạch Thần Tài , ngài Xích Thần Tài và ngài Hoàng Thần tài là một vị chủ chốt.
Về Ông Địa: có ngài Đông phương Thanh Đế, ngài Tây phương Bạch Đế, ngài Bắc phương Hắc Đế, ngài Nam phương Hắc Đế và ngài Trung phương Huỳnh Đế.
Việc thờ phụng các vị thần tài đã trở thành một trong những phong tục tín ngưỡng đặc trưng tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, mọi người khi tiến hành lập bàn thờ thần tài với mong muốn gửi thỉnh cầu đến vị thần này những nguyện vọng của gia chủ, mong các vị thần linh chuyên cai quản về vấn đề tài lộc, tiền bạc ban phát cho con cháu cho nhiều sự may mắn, sự sung túc, tiền bạc.
Người dân chúng ta quan niệm, bàn thờ ông địa thần tài khi được chăm chút tỉ mỉ, lau chùi sạch sẽ thường xuyên thì chuyện làm ăn, kinh doanh, buôn bán sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ ông địa sẽ được che chở, có nhiều sức khỏe, thịnh vượng hơn. Đây được xem là ý nghĩa trong thờ cúng thần tài thổ địa trong dân gian, cũng như tạo nét thẩm mĩ cho nội thất phòng khách.
Bàn thờ ông địa gồm những gì?
Dưới đây là những vật dụng cơ bản cần có trong những bàn thờ ông địa, bàn thờ chung cư hay các bàn thờ thần tài:
1 Bàn thờ
Hiện nay có rất nhiều hình dáng, mẫu mã và kích thước của bàn thờ được thiết kế khác nhau. Thông thường, những loại bàn thờ mà các gia chủ mong muốn đặt đầy đủ đồ, vật dụng lên thì thường được chọn kích thước có lỗ ban từ khoảng 60 trở lên. Đối với những mẫu bàn thờ to hơn thì thông thường chúng ta sẽ thờ 3 vị là ông địa, thần phát, thần tài. Còn nếu những bàn thờ có kích thước nhỏ hơn 60 thì thông thường chúng ta chỉ có thể bố trí 2 ông: ông địa và thần tài.
Bài vị thần Tài Ông Địa
Bài vị Thần Tài hay Ông Địa là một trong những vật dụng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ ông địa. Bài vị thường sẽ được đặt ở vị trí trong cùng phía sau lưng Thần Tài và Ông Địa. Đây là một tấm bài vị ghi danh hiệu tiêu biểu của các vị thần.
Tượng của các ông địa, thần phát, thần tài
Chúng ta khi làm bàn thờ thì cần có bắt buộc là ông địa và ngài thần tài, còn về thần phát nếu bàn thờ của bạn rộng rãi, có chiều ngang từ 60 trở lên thì bạn có thể bố trí được cả 3 ông. Vị trí đặt các ông sẽ được bố trí theo thứ tự như sau: Ông địa sẽ được đặt bên phải của ban thờ, thần phát được đặt ở giữa ban thờ và thần tài sẽ được đặt ở bên trái ban thờ.
Bát hương
Trên bát hương được chạm khắc mặt nguyệt, và mặt nguyệt cần được đặt hướng thẳng ra ngoài.
Bạn nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu sau khi lập bàn thờ. Sáng dậy bạn nên thắp một nén hương thơm, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc thắp đèn dầu), rót một chén nước sạch, tâm thành rồi cầu người được thờ về phù hộ cho gia đình bạn. Tối lại bạn nên thắp hương trước khi đi ngủ.. Bạn nên cần chọn ngày để đặt bàn thờ, nhưng bạn không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.
Những lưu ý khi bài trí bàn thờ ông địa
Gia chủ cần chú ý đến những vấn đề sau khi bố trí bàn thờ ông địa:
Giữ cho các vật dụng và bàn thờ, tượng các vị thần luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa, lau chùi thường xuyên bằng nước sạch. Khi ngoài trời mưa to, bạn nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc để vào một cái thau thật sạch sẽ và để tắm mưa ngoài trời độ khoảng 10-15 phút. Sau đó bạn mang vào tiến hành lau khô, xịt nước thơm và thắp hương thơm.
Nên đặt bàn thờ ở nơi sạch sẽ: để đón được tài lộc, may mắn người ta thường đặt tại ngoài vị trí cửa chính. Tuy nhiên khu vực này sẽ có nhiều người thường xuyên qua lại nên để tránh ảnh hưởng xấu đến bàn thờ, bạn có thể bố trí thêm vách ngăn trang trí để ngăn cách.
Khi mới tiến hành lập bàn thờ, bạn nên thắp hương liên tục trong khoảng 100 ngày đầu để bàn thờ tụ Khí, nên thắp đèn liên tục, đồng thời, nên nên lưu ý chọn loại nhang cuốn, bát nhang sẽ rất đẹp. Những chân nhang này thường chỉ được rút ra vào ngày 23 tháng Chạp.
Tuyệt đối không nên để hoa, lá, quả thờ cúng héo úa trên bàn thờ thần tài.
Không được thay hũ gạo, hũ muối, nước tùy tiện: Không được tiến hành thay nước, muối gạo mà bạn cần phải đợi đến những ngày cuối năm mới được thay, nếu hũ nước trên bàn thờ vơi đi có thể rót thêm vào.
Thường xuyên tiến hành hóa vàng chân hương: Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm mới được thực hiện hóa vàng chân hương trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa cùng với các tập tiền giấy vàng mã lúc bạn tiến hành đưa ông Táo về trời, sau khi hóa vàng đổ chút rượu lên đám tro.
Trên đây là bài viết về những điều cần biết khi bố trí bàn thờ ông địa, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm đọc chủ đề này.
Trả lời