Võng tre – dấu ấn nhà Việt
Chiếc võng- một hình ảnh quen thuộc trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam. Chiếc võng tre kẽo cà kẽo cặt, bà ru ngủ mỗi trưa hè dường như in sâu trong tìm thức của mỗi đứa trẻ khi lớn lên. Nó như mổ nét đẹp ru mát tâm hồn của mỗi người con xa xứ mỗi khi thấy. Một nỗi đau đáu về quê hương, về cội nguồn trỗi dậy. Đã bao giờ bạn tìm hiểu về chiếc võng tre chưa? Bạn có ý định mang nó để trang trí trong ngôi nhà mình hay khu bảo tồn, khu nghỉ dưỡng để tạo sự thanh bình chưa? Sau đây mình sẽ chia sẻ các loại võng tre mang dấu ấn nhà việt để bạn tìm hiểu và có cơ hội hòa mình với chút gió mát tuổi thơ. Chiếc võng tre ru mát tâm hồn bạn giữa buổi trưa nắng ngày hè thật là đỗi bình yên.
Đặc điểm của võng tre
Những chiếc võng tre sống từ trong lịch sử bước ra vô cùng đơn giản. Có thể chỉ cần một mảnh chiếu to hay mảnh tre đan có hai đầu để buộc vào 2 chiếc cột là đã ra đời một chiếc võng hay võng treo. Tuy nhiên, những chiếc võng này có nhiều bất tiện rõ rệt như: Vị trí mắc võng phải có những chiếc cột to, chắc và cách đủ xa nhau. Đặc biệt, chất liệu để làm võng tre còn khá thô và cứng khi nằm dễ bị đau lưng. Nhưng không gì có thể làm khó được những anh chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ. Rồi dần dần theo thời gian người ta chú trọng hơn vào chất liệu và cách thức để làm một chiếc võng sao cho thoáng mát. Và đặc biệt an toàn khi sử dụng, vì võng để nằm khi không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xương khớp:
- Là một dụng cụ tuyệt vời giúp bạn thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi.
- Khi đung đưa nhẹ, võng có khả năng ru ngủ rất tốt, đặc biệt là với trẻ con.
- Có độ bền rất lâu ( có thể lên tới 15 năm nếu được bảo quản tốt).
- Do khung có thể gấp gọn lại nên rất tiện cho việc di chuyển và mang đi bất cứ đâu.
- Có thể tháo rời phần khung võng và phần võng, thuận tiện cho việc vệ sinh võng.
- Võng xếp Việt Nam ngày nay đa phần được dệt bằng những loại vải mềm, thoáng nên rất nhanh khô sau khi phơi.
- Khung võng có thể điều chỉnh gập vào duỗi ra tạo độ cao thấp theo nhu cầu người sử dụng.
Cấu tạo của võng tre
Chiếc võng tre có cấu tạo vô cùng đơn giản nhưng nâng niu bao thế hệ của người Việt. Nét đẹp hồn nhiên của những đưa trẻ khi được bà mẹ đưa trên chiếc võng tre. Chiếc võng tre có hai phần chính và một phần phụ:
Phần khung của võng
Phần khung được thiết kế bằng những khúc tre được đẽo, đục mềm mại. Hoặc những khúc gỗ to và dày. Cũng giống như chiếc võng sắt ngày nay nhưng vì thời điểm đó sắt khan hiếm và đắt đỏ hơn hiện nay. Hay chỉ đơn giản là hai cái cây nhưng có thể bắt chéo ngang và cột ở hai đầu. Tạo thành một cái tấm chéo ngang có độ võng. Tuy thô sơ, dễ làm nhưng vô cùng chắc chắn và bền. Nhưng với sự nắng mưa quá nhiều thì độ bền của nó không giữ được.
Phần mặt võng của võng
Phần mặt được àm bằng lưới hoặc những thanh tre được gọt mỏng đan vào nhau. Tạo thành lớp võng to và để nằm trên đó. Tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt của bà giữa trưa hè nắng luôn in đậm trong trí óc của những đứa trẻ khi lớn lên. Từ khi cùng anh bộ đội ngủ rừng, cho đến những trưa hè đung đưa trong hiên nhà ngày nay, cho dù nhà cửa phát triển, máy lạnh, quạt mát, giường đệm tiện nghi thì võng vẫn luôn là vật dụng được người Việt ưa dùng.
Công dụng của võng tre
Nếu nôi dành cho trẻ con thì võng là một dụng cụ cho mọi người, cả võng dành cho bé và người lớn đều dùng được. Hình như thế, mà hình tượng cái võng rất phổ biến đặc biệt ở những vùng quê Việt Nam. Nào là cái võng bé/con, cái võng ru à ơi. Thực tế thì võng là đồ dùng được đan bằng sợi đay hoặc may bằng vải dày. Nhưng ngày nay thường đan bằng nhiều sợi dây dù được cải tiến. Ngày trước thường đan võng bằng sợi tre vót mịn nằm rất mát vì đặc tính của tre trúc là rất mát. Võng được mắc trên hai đầu lên cao và tạo nên độ võng ở giữa xuống. Ngày trước còn nhiều cây cối, trưa hè người lớn, trẻ con hay mang võng ra mắc vào các thân cây để nằm nghỉ. Dưới bóng cây râm mát, gió nhẹ nhẹ đưa con người lạc vào thế giới cổ tích. Bao nhiêu mệt nhoài, lo toan mắc lại trên nhành cây. Ngày nay khi nhìn về lại chiếc võng tre nó ru dịu cho trái tim những con người con tổn thương, đau đáu về cội nguồn, về quê hương.
Trở về trước nữa thì cái võng là biểu trưng cho hạnh phúc, tài lộc. Mọi người cũng mơ ước hình ảnh, nhất là các cô gái mong lấy được chồng đỗ đạt làm quan được rước võng. Những chiếc võng luôn in sâu trong tìm thức của những con người Việt.
Sống ở xứ sở nhiệt đới nóng bức, quanh năm là nền nhiệt cao nên người Việt gắn liền với cái võng. Một dụng cụ vừa rẻ vừa dễ làm, nguyên liệu có ở khắp thôn làng. Ngày xưa nhà nào hầu như cũng có, ai cũng có thể nằm võng nghỉ ngơi. Thành ra nằm võng trở thành biểu tượng chỉ sự hưởng thụ an nhàn: “Ra đồng gió mát thảnh thơi/ Thương người nằm võng nắng nôi ở nhà”. Con người Việt Nam dù bôn ba khắp các nơi cùng ngỏ hẻm của thế giới nhưng khi nhìn chiếc võng lại nhớ về cội nguồn, nhớ về nơi ta lớn lên bằng lời ru của mẹ của bà trên chiếc võng.
Chiếc võng hẳn nhiên là ngữ liệu để thơ tình thể hiện. Bài thơ “Cánh võng” của Ngô Viết Dinh đã làm xuất sắc điều ấy: “Anh mắc võng để em chao/ Cho muôn say đắm đổ vào tim anh/ Tình yêu vốn sẵn chòng chành/ Nhưng bên em đã có anh đỡ rồi”. Bài thơ cũng có những liên tưởng đặc sắc, thuận lý, hợp tình: “Nét trăng cong dải võng xanh/ Cho em đu giữa mát lành trời sao”.
Tuy chiếc võng là vật dụng vô cùng lý tưởng cho những giấc ngủ trưa. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng vào việc ngủ võng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cột sống.
Những lỗ nhỏ được dệt trên võng có công dụng làm thoáng nhưng đôi lúc cũng gây khá nhiều phiền phức vì những vật nhọn dễ bị mắc vào gây rách võng. Đặc biệt khi ngủ quá lâu và sâu sẽ tạo vết hằn lên trên người gây mất thẩm mĩ. Xem thêm nội thất phòng khách để lựa chọn trang trí cho ngôi nhà của mình nhé.
Trả lời