Tìm hiểu cây quất hồng bì và công dụng đặc biệt của chúng cho sức khỏe gia đình bạn
Cây quất hồng bì là loại cây được trồng rất phổ biến ở miền Bắc và ở miền trung Việt Nam. Cây này cho quả rất thơm và ngon có rất nhiều tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Ngoài ra, cây này còn cho bóng mát và giá trị cảnh quan thiên nhiên rất tuyệt đẹp. Bài viết này tôi sẽ tìm hiểu về cây quất hồng bì và công dụng đặc biệt của chúng.
Đặc điểm của cây quất hồng bì
Cây quất hồng bì còn có tên gọi khác là cây hoàng bì hay cây quất bì, quất hồng bì. Cây này có tên khoa học là Clausena lansium, thuộc họ với Cam ( Rutaceae ), Đây là loài cây mộc cho trái, thường được dùng để làm các vị thuốc.
Cây quất hồng bì thường có chiều cao khoảng 3 – 8m, lá rất nhẵn và có màu xanh thẫm, chiều dài khoảng 30–35 cm. Hoa hồng bì có màu sắc trắng với 4-5 cánh mọc thành các chùm ở ngọn cành, hoa nở vào tháng 3.
Quả hồng bì có màu sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ rất mỏng, và có lông tơ. Quả quất hồng bì có chiều dài khoảng 2–3 cm, thịt rất ít, vị chua nhưng rất thơm, bên trong quả có 3-5 hột, có thể ăn được. Quả hồng bì khi chín có thể đem nấu với đường để làm mứt hay cất rượu.
Ngoài ra, rễ cây quất hồng bì có thể dùng để điều trị ho và viêm cuống phổi. Lá cây này có thể đem nấu nước dùng gội đầu để điều trị gầu.
Xem thêm Tất tần tật kiến thức về cây quất trang trí sân vườn tạo không khí xuân cho ngôi nhà bạn
Công dụng đặc biệt của cây quất hồng bì
Đầu tiên cây có tác dụng lấy bóng mát của cây quất hồng bì
Cây quất hồng bì thuộc loại cây có thân gỗ nhỏ, độ cao trong khoảng 8 – 10m. Cây có tán cây rất phát triển, lá cây luôn xanh mát quanh năm. Vì vậy, cây quất hồng bì là loại cây rất lý tưởng được trồng để lấy bóng mát cho ngôi nhà và không gian khu vườn của bạn. Cây quất hồng bì có tác dụng cung cấp các bóng mát, điều hòa nhiệt độ rất tốt, đặc biệt là trong cái nóng bức của mùa hè, bảo vệ chúng ta khỏi các tia UV của mặt trời và cháy nắng rất có hại. Trồng cây này làm bóng mát xung quanh nhà cũng có thể làm giảm năng lượng mà chủ nhà sử dụng trong những tháng của mùa hè. Trồng cây quất hồng bì lấy bóng mát ở những vị trí gần máy điều hòa không khí có thể giữ cho máy điều hòa không khí nhà bạn mát hơn, giúp nó chạy hiệu quả hơn, do đó máy sẽ sử dụng ít năng lượng hơn.
Tiếp theo, tác dụng lấy quả của cây quất hồng bì
Quả Quất hồng bì được Đông y gọi với tên là quả hoàng bì quả có vỏ vàng. Quả có một hương vị thơm thơm, chua chua, thanh thanh, được rất nhiều người yêu thích. Trong quả quất hồng bì có chứa các thành phần dinh dưỡng khá đặc biệt. Trong 100g quả có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể con người. Quả quất hồng bì có chứa lượng calo trong khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Ngoài ra, quả này còn rất giàu chất đồng – một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe thể chất, có rất nhiều tác dụng rất quan trọng liên quan đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương cũng như bộ não, gan, tim…
Cuối cùng, tác dụng chữa bệnh của cây quất hồng bì
Bộ phận của cây hồng bì dùng làm thuốc là rễ, lá, quả và hạt. Cây này có thể cho thu hái rễ, lá quanh năm, nhưng quả chỉ có vào khoảng tháng 6-8. Quất hồng bì còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa một số bệnh. Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị rất đắng và rất cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt rất tốt, làm long đờm, thường dùng để điều trị một số bệnh như cảm nắng, cảm cúm, nhiễm lạnh, hạ sốt. Ngoài ra, nhân dân còn dùng lá này để nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc và nấu nước xông chữa bệnh thấp khớp. Quả có vị ngọt ngọt, chua chua, tính bình, cũng có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Rễ và hạt có vị đắng , rất cay, tính ấm, cũng có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù.
Xem thêm một số bài viết tại sàn nội thất
Cách trồng và chăm sóc cây quất hồng bì trong sân vườn đẹp nhất
Về kỹ thuật trồng cây
Đào hố trồng cây: Đào hố với khoảng cách trong khoảng 60 – 60 – 60cm, lấy lớp đất ặt, rồi băm nhỏ, trộn lẫn với khoảng 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục, và 1kg phân NPK cho xuống dưới cùng của hố, rồi tiến hành lấp đất thêm tầng khoảng 5cm, để rễ cây tránh tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ cây còn yếu.
Về mật độ khoảng cách
Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ khoảng cách khác nhau: Khoảng cách trung bình là (5 x 6 m), mật độ khoảng 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh sẽ cao trồng dày trong khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ là 800 – 1.000 cây/ha.
Về trồng cây: Hố cây thường phải đào trước khi trồng khoảng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, rồi sau đó cho cây xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố khoảng 15-20 cm. Tách bầu nilong bằng dao sắc để tránh hiện tượng làm lung lay bầu quá mạnh. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và sau đó nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc cây để tránh làm lay gốc sẽ làm chết cây.
Về cách chăm sóc cây sau khi trồng
Về tưới nước: Sau khi trồng cây xong bạn cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn bạn nên tưới cây 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng và phát triển. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới cây.
Về cách bón phân : Bạn nên đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu khoảng 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân rồi lấp đất, sau đó tưới đẫm nước.
Về cách phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sâu bệnh kịp thời chữa trị.
Sử dụng các biện pháp canh tác như xén tỉa cành lá sâu bệnh… sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và phải chú ý một số loại sâu bệnh…
Một số bệnh như loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả thì cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…
Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để điều trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Nên trộn thuốc tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.
Xem thêm Giới thiệu một số mẫu cây quất cảnh và cách chăm sóc chúng tốt nhất trong sân vườn
Trả lời