Những loại tranh sứ bát tràng và quy trình làm tranh có thể bạn chưa biết !
Tranh sứ bát tràng là dòng tranh mang lại những thú vui rất tao nhã cho người Việt. Tuy nhiên, khi nhắc về dòng tranh sứ bát tràng này thì không phải ai cũng biết rõ về chúng cũng như quy trình làm ra chúng. Do đó, hãy cùng nhau tìm hiểu về dòng tranh sứ bát tràng này và quy trình làm ra tranh sứ bát tràng qua bài viết dưới đây nhé !
1. Có những loại tranh sứ bát tràng nào?
Tranh sứ bát tràng thường có lợi thế hơn rất nhiều so với loại tranh gốm. Sứ thì thường có màu trắng và sáng, có thể vẽ hoặc làm phù điêu đều được. Cũng được ứng dụng vào việc trang trí nhiều không gian hơn. Tranh sứ bát tràng cũng được chia ra làm 2 loại là tranh ghép công trình và tranh treo tường. Trong phần tranh treo tường thì có 2 loại là tranh bộ và tranh đơn.
• Tranh đơn treo tường: Là loại dòng tranh đơn lẻ và có kích thước rất đa dạng từ 20 x 20cm cho đến 100 x 150cm. Tranh được đóng khung treo và vẽ tỉ mỉ. Tranh có thể làm nổi phù điêu hoặc vẽ.
• Tranh bộ treo tường: là loại tranh bao gồm 2 bức hay 3 bức hoặc 4 bức. Mỗi bức như vậy là một nội dung nhỏ để khi treo lên sẽ tạo thành một nội dung lớn. Tranh thường về các chủ để Tứ quý, Cá chép trông trăng, Phúc Lộc Thọ.
• Tranh ghép công trình: Cũng giống như các loại tranh gốm, tranh sứ bát tràng thường được sử dụng vào việc trang trí. Với ưu thế về độ sáng bóng cũng như sạch đẹp thì tranh sứ được áp dụng vào rất nhiều không gian như trong nhà, bể bơi, sân vườn,…
2. Quy trình làm tranh sứ bát tràng như thế nào?
Bước 1: trước tiên, tiến hành làm phôi tranh, nguyên liệu được làm là từ dạng lỏng đổ vào trong khuôn thạch cao để tạo thành một tấm phôi. Sau khi khô sẽ được để khô thêm một lần nữa để cho cứng thêm.
Bước 2: tiến hành Vẽ tranh, tranh được vẽ thủ công bằng tay. Ở tranh sứ thì ta phải vẽ thật tỉ mỉ và hết sức cẩn thận hơn tranh gốm rất nhiều nên để hoàn thành được 1 bức tranh phải mất ít nhất nửa ngày, tranh lớn thì mất 2 – 3 ngày. Làm phù điêu thì sẽ lâu hơn và sự tỉ mỉ thậm chí còn phải hơn thế nữa. Màu vẽ thì là màu bột pha loãng để khi vẽ sẽ thấm được vào phôi. Màu vẽ thì sẽ là màu âm bản.
Bước 3: tiến hành Phủ men, sau khi vẽ xong thì tranh được đem ra phủ men lên. Thường men sẽ được phun lên trên mặt tranh, cũng có thể là nhúng nhưng rất ít khi làm vậy. Men sẽ được phun đều phủ kín lên trên mặt tranh
Bước 4: tiến hành Nung đốt, Tranh sau khi phủ men sẽ được chuyển vào lò để tiến hành cho việc nung đốt. Đây là bước mang tính quyết định đến chất lượng của bức tranh. Nung sứ thì sẽ khó hơn nung gốm rất nhiều vì vậy người thợ phải có thêm kinh nghiệm và phải có thao tác chính xác hơn.
Bước 5: tiến hành đóng khung treo, tranh thường được đóng bằng khung gỗ hoặc khung nhựa. Với tranh ghép thì chỉ khác ở công đoạn cuối là việc thi công tại công trình, nó được gắn bằng xi măng.
Trả lời