Máy giặt khô – những kiến thức có thể bạn chưa biết
Để sở hữu một chiếc máy giặt khô giúp cho quần áo không cần phải phơi vào những ngày thời tiết thất thường nhất là ở ngoài miền Bắc là điều vô cùng tiện lợi, thiết thực và quan trọng hiện nay, sự tiện lợi này sẽ giúp bạn lúc nào cũng lưu giữ được quần áo thơm tho vào những ngày ẩm ướt, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những loại mùi khó chịu từ quần áo nữa.

Máy giặt khô là gì?
Máy giặt sấy khô là loại thiết bị máy giặt tích hợp tính năng sấy đây chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính năng giặt và sấy cùng trong 1 sản phẩm. Điều này giúp người mua tiết kiệm không gian, tài chính cho gia đình hơn thay vì phải mua cả máy giặt và máy sấy cùng lúc.
Giặt khô được diễn ra tương đối giống với phương pháp giặt thông thường, quá trình nãy cũng cần phải sử dụng đến hóa chất và lực va đập cơ học để giúp đánh tẩy làm sạch quần áo. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây đó là thay vì được giặt trong nước, quần áo, đồ bằng vải được giặt trong loại dung môi; hóa chất khác với những hóa chất giặt thông thường. Nghe thì tưởng chừng như nguyên lý vận hành của máy sẽ đơn giản nhưng thực chất cấu tạo thiết bị và quá trình vận hành lại phức tạp bởi giặt khô là một biện pháp giặt tẩy lý tưởng đối với tất cả các loại vết bẩn khó xử lý như chất béo, dầu mỡ…
Dung môi được sử dụng hiện nay cho máy giặt khô là Perc và Hydrocarbon với quy trình được giặt được tóm tắt bao gồm các bước như sau:
- Đầu tiên, tất cả các đồ giặt sau khi được kiểm tra sơ bộ sẽ được tiến hành “tẩy điểm” những vết bẩn nhỏ khó tẩy giống như các loại mực bút bi, vết dầu mỡ… Sau khi đã được kiểm tra, đồ giặt được đưa vào máy trọng lượng vừa đủ với công suất vận hành của máy. Máy giặt khô sẽ tự động cấp lượng dung môi, hóa chất vừa đủ và tiến hành giặt như máy giặt thông thường.
- Quần áo sau khi trải qua quy trình giặt tùy vào chương trình giặt cho loại đồ vải cụ thể sẽ được xả và vắt kỹ, đồ giặt sau đó sẽ được đưa đến phần sấy khô để làm bay hết dung môi trước khi đưa ra là và hệ thống thổi để “hồi sinh” form chuẩn ban đầu của đồ giặt.
Lúc nào phải sử dụng máy giặt khô?
Sử dụng máy giặt khô đã dần trở thành phương án giặt thay thế cho giặt nước, lý do là vì đối với một số loại đồ giặt khi giặt nước sẽ làm hỏng, nhàu hoặc mất phom của quần áo ban đầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài lý do cụ thể khiên cho thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay nhé!
Một số loại vải có tính chất nhạy cảm với nước và chúng không chịu được điều kiện giặt máy thông thường.Với những loại chất liệu này nhất định sẽ phải giặt khô hoặc nếu không có máy giặt khô, chúng bắt buộc phải được giặt tay nhẹ nhàng với loại hóa chất đặc biệt không chứa axit và các loại chất tẩy. Hoặc là một số loại quần áo được lên màu bằng các loại chất nhuộm gốc nước, điều này sẽ rất dễ bị phai trong nước và bám lên những bề mặt vải của quần áo sáng màu khác, tuy nhiên khi giặt trong dung môi giặt khô những chất nhuộm này lại khá bền, giúp cho quần áo khi được giặt bằng máy giặt khô ít bị bạc.
Một số loại chất liệu chứa các sợi được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len cừu, tơ tằm… do cấu trúc của sợi vải nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị hiện tượng dão và nhăn hoặc bị co, rút
Về chất lượng đồ giặt trong thực tế để tạo và duy trì kiểu dáng, giữ nếp, độ cứng của các loại quần áo mới, người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt, những lớp “hồ” này sẽ bị hòa tan trong nước làm mất đi kiểu dáng ban đầu và cũng dần dần mất đi phom dáng của quần áo. Nhưng điều này sẽ rất ít khi xảy ra khi dùng máy giặt khô, việc giặt khô sẽ mang đến sự hoàn hảo cho chất liệu vải và giúp giữ chất lượng và hình dáng đồ vải như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sắc lâu hơn.
Ví dụ khi chúng ta giặt áo lông vũ, giặt nước dễ khiến các mảng lông bên trong áo vón lại với nhau hoặc làm lông áo bị xổ ra ngoài, theo thời gian áo mất dần độ bông xốp và nếu phơi trong thời tiết ẩm hoặc phơi không khô kỹ, sau một thời gian sẽ làm áo có mùi hôi bám lại.
Quy trình hoạt động máy giặt khô
Quá trình hoạt động của thiết bị máy giặt khô như sau:
- Đường đi của đồ giặt cũng giống như khi sử dụng quá trình giặt ướt, đồ giặt được đưa vào và thiết bị tự động cấp đủ lượng dung môi, bơm hóa chất vào lồng giặt. Quá trình giặt cũng được tự động từ các công đoạn giặt, xả và vắt khô. Trước khi đồ giặt được đưa ra ngoài để là, ép, thổi form và đóng gói thì chúng đã được sấy ở ngay bên trong thiết bị
- Đường đi của dung môi qua quá trình cấp, tuần hoàn của dung môi trong máy giặt khô công nghiệp
Hầu như các loại máy giặt khô sẽ sử dụng 1 ngăn để giặt và 1 ngăn dung môi còn lại sạch hơn để giũ. Lượng dung môi vừa sử dụng khi quần áo được giặt sẽ được lọc và một phần dung môi sẽ quay trở lại ngăn chứa để sẵn sàng cho lần giặt tiếp theo. Trước khi đưa về ngăn chứa dung môi, phần còn lại sẽ được chưng cất để loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ ngưng tụ và tách nước. Tuy nhiên, trong các dòng máy hiện đại ngày nay, các tạp chất và chất rắn sẽ được qua một công đoạn “nung” để làm bay hơi và thu hồi tối đa lượng dung môi còn sót lại trong đó. Một số các loại máy giặt khô còn có sử dụng đĩa lọc hấp phụ carbon hoạt tính để lọc màu và thu hồi lại được lượng dung môi nhiều hơn.
Sau khi giặt xong đồ vải được chuyển qua chế độ sấy bằng cách hơi nóng đi vào lồng giặt, làm bốc hơi lượng dung môi còn lại trên quần áo, đồng thời làm khô quần áo trước khi đưa đồ ra khỏi máy. Khi ra khỏi máy quần áo tiếp tục được hoàn thiện bằng các loại máy khác để tạo dáng và đưa phom quần áo về đúng chuẩn ban đầu, mang lại phong cách cho người mặc.

Những loại quần áo cần dùng máy giặt khô
(i) Đồ da không nên ngâm lâu trong nước, chính vậy khi bị dính bẩn thì lại càng khó giặt tẩy. Nhất là ở đất nước Việt Nam mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên đồ da rất dễ bị ẩm mốc, bạc màu,… Do đó, đồ da là một trong những loại quần áo nên sử dụng phương pháp máy giặt khô.
(ii) Áo khoác dạ chính là món đồ thời trang có khả năng giữ ấm và nét đẹp trang trọng được khá nhiều người ưa chuộng lựa chọn để sử dụng. Đặc biệt là những nơi có thời tiết lạnh. Để có thể giữ được phom áo, hầu hết các loại vải dạ đều cần được giặt khô để đảm bảo giữ được nguyên vẹn chất liệu và hình dáng áo
(iii) Đồ len là chất liệu khá phổ biến trong đời sống mà hầu như ai cũng sở hữu cho mình một vài chiếc, nhưng không phải ai cũng biết cách giặt giũ và bảo quản làm sao cho đúng cách. Những sợi vải này có cầu trúc riêng nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị nhăn, sờn, co rút và nhão, chính vì vậy có phương pháp giặt khô đối với đồ len đang được khá nhiều người chọn.
(iv) Đồ lông thú gồm loại lông tự nhiên (lông cừu, lông bò,…) và lông nhân tạo, cũng tương đồng như các dạng đồ da, len, dạ,…. Dù là loại lông nào thì cũng được khuyến nghị nên dùng biện pháp giặt khô do đồ lông thú dễ bị rụng lông, sứt chỉ và hư hỏng, ảnh hưởng rất nhiều nếu bị tác động của quá trình giặt vò và các loại chất tẩy rửa. Ngoài ra, nếu không được phơi khô kỹ dưới nắng, sau một thời gian, đồ sẽ xuất hiện mùi hôi khó chịu.
(v) Đồ lụa, tơ tằm là hai chất liệu mỏng, đặc biệt rất dễ bị giãn, co rút khi tiếp xúc với nước, với nhiệt độ không phù hợp hoặc chất tẩy không đúng. Chính vì vậy, cách làm sạch đồ lụa và tơ tằm mà vẫn đảm bảo giữ được độ bóng, độ mềm của chất liệu vải tốt nhất sẽ là sử dụng máy giặt khô. Tuy nhiên, nếu như để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể sử dụng tay để giặt giũ những chất liệu này.
Trả lời