Hướng dẫn cách làm mái tôn mái che sân trước đẹp với mẫu thiết kế hiện đại nhất
Hiện nay, nhu cầu sử dụng của các mái che sân trước nhà ngày càng ngày nhiều. Vậy việc lắp đặt mái tôn tại sân nhà mang lại những công dụng gì? Thông thường mái che sân trước nhà thường được làm bằng những vật liệu nào? Nên chọn loại vật liệu nào để thi công mái che sân là cách tốt nhất? Quá trình thiết kế lắp đặt mái che sân gồm bao nhiêu bước?

Vì sao mái tôn mái che sân trước nhà càng ngày càng phổ biến?
Mái tôn mái che sân trước đẹp nhà hiện nay xuất hiện càng ngày càng nhiều, đặc biệt là tại những không gian ngôi nhà không có đủ phần sân để trồng nhiều các loại cây cối. Không đơn thuần chỉ là mái tôn mái che sân trước đẹp mà nhiều gia đình lại lựa chọn những mẫu kiến trúc này để lắp đặt tại ngôi nhà mình. Việc thi công mái tôn mái che sân trước đẹp sẽ làm cho phần sân ngôi nhà mang lại vô số những ưu điểm như:
Mái tôn mái che sân trước đẹp góp phần mở rộng không gian ngôi nhà, tạo được sự thông thoáng, mát mẻ cho không gian sân. Gia đình bạn có thể tận dụng những không gian này để thư giãn, cùng nhau trò chuyện mỗi khi rảnh rỗi, trẻ con có thể chơi đùa cũng nhau dưới phần sân mà không lo bị nắng hay mưa.
Mái tôn mái che sân trước đẹp còn giúp hạn chế được những bụi bẩn có thể bay vào trong nhà, giúp che nắng và che mưa rất hiệu quả,…
Hiện nay, các mẫu thiết kế mái tôn mái che sân trước nhà thường rất bắt mắt, với nhiều kiểu dáng, màu sắc mới lạ. Bạn có thể dễ dàng tìm được mái tôn mái che trước đẹp phù hợp với phong cách của nhà mình, đồng thời nó giúp căn nhà của bạn trông độc đáo hơn, tăng độ thẩm mỹ hơn, tạo được ấn tượng với những người khác.
So với những cách thức che chắn khác, thì việc lắp đặt mái tôn mái che sân trước đẹp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, có thể sử dụng được lâu dài hơn.
Xem thêm Tất tần tật kiến thức về mái tôn – vật liệu không thể thiếu cho sân vườn nhà bạn
Tổng hợp những thông tin về mái tôn mái che sân trước nhà đẹp
Như đã đề cập ở phần trên thì hiện nay nhu cầu sử dụng mái che sân trước đẹp cho phần sân nhà đang được rất nhiều gia đình áp dụng. Từ đó, những vật liệu hay mẫu mã có thể thiết kế mái che sân trước nhà cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này khiến không ít gia đình đã phân vân, họ không biết nên chọn các vật liệu nào để làm mái che sân một cách tốt nhất.
Nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của mọi khách hàng, hôm nay tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin về mái tôn mái che sân trước đẹp đang được nhiều gia đình sử dụng để thi công mái che sân trước nhà:
Mái tôn mái che sân trước nhà bằng tôn:
Bên cạnh các vật liệu khác như tấm poly, vải bạt, kính cường lực thì tôn cũng là một trong những vật liệu được rất nhiều gia đình dùng để làm mái che trước sân đẹp cho phần sân nhà. Vật liệu này rất đặc biệt phù hợp cho những gia đình muốn tiết kiệm chi phí trong việc lắp đặt mái che cho ngôi nhà của mình. Vì tôn là vật liệu được bán với giá thành khá rẻ, khâu thiết kế và thi công lắp đặt không tốn quá nhiều thời gian.
Dưới đây là một số ưu nhược điểm của mái tôn mái che sân trước đẹp:
Về ưu điểm:
Tôn cũng là vật liệu được người tiêu dùng đánh giá rất cao về độ bền, thời gian sử dụng của tôn khá lâu bền nếu bạn lắp đặt tôn đúng quy trình, cũng như thường xuyên bảo dưỡng vật liệu này.
Trọng lượng của tôn khá nhẹ, điều này giúp cho khâu vận chuyển nhanh thuận lợi hơn, quá trình thi công công trình cũng trở nên dễ dàng hơn so với những vật liệu khác như gỗ, kính cường lực,…
Hiện nay, tôn được bán với rất nhiều màu sắc, kiểu dáng đẹp, giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn
Về nhược điểm:
Tôn khi để quá lâu ở ngoài trời, đặc biệt khi trời mưa nhiều hay có độ ẩm cao thì tôn dễ bị rò gỉ. Vật liệu này được người tiêu dùng đánh giá rất thấp về khả năng chống nhiệt. So với các tấm poly thì khả năng cách âm của tôn còn thấp hơn nhiều.
Xem thêm bài viết tại sàn nội thất

Quy trình làm mái tôn mái che sân trước nhà
Bước 1: Tiến hành thiết kế khẩu độ cho mái tôn mái che sân trước đẹp
Bước thiết kế khẩu độ là một quá trình người thi công sẽ tiến hành đo đạc khoảng cách tại đà ngang sang vị trí đà dọc. Khâu này rất quan trọng vì quyết định toàn bộ quá trình thi công sau đó, nên người thợ cần phải tỉ mỉ, đảm bảo số liệu chuẩn. Điều cần lưu ý nhất trong bước này là phải tính được độ chịu tải của mái che. Để tính chính xác độ chịu tải cho mái che thì trước đó người thợ phải nắm được độ dày cùng với độ chịu tải của cả tổng thể công trình.
Bước 2: Thiết kế mái che sân trước nhà
Người thợ sẽ tiến hành thiết kế phần khung cho toàn bộ mái và phần giá đỡ của mái. Trong bước này, một vấn đề phải lưu tâm nhất đó là độ nghiêng cho mái. Mái che trước sân nhà phải có một độ nghiêng nhất định giúp cho mái che dễ dàng thoát nước khi trời mưa, hạn chế được việc ứ đọng nước giúp mái che loại bỏ bớt bụi bẩn.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt vật liệu vào khung mái
Sau khi đã thiết kế được khung mái che cho sân trước nhà, tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt vật liệu vào khung
Khi lắp đặt tôn ta sẽ lắp theo chiều hướng từ trên xuống. Thông thường những mái che sân nhà sẽ có kích thước khá là lớn, vì vậy chúng ta có thể lắp đặt nhiều tấm tôn xếp chồng vào nhau và cố định chúng lại bằng keo silicon. Khi chồng tôn vào nhau, người thợ phải để một khoảng cách tối thiểu là 2.5cm, để khi trời mưa mái tôn sẽ không bị dột. Đối với phần ngoài của mái che cũng phải chừa ra một khoảng tôn nhất định. Người thợ sẽ phải cố định tôn vào khung mái thông qua các đinh vít,..
Xem thêm Giới thiệu nhiều mẫu nhà cấp 4 mái tôn với nhiều kích thước đa dạng dễ lựa chọn
Trả lời