Cách lắp đèn sưởi nhà tắm đơn giản tại nhà. Lưu ý cho bạn khi lắp đèn sưởi
Đèn sưởi nhà tắm là một thiết bị nội thất nhà vệ sinh chuyên dụng dùng để sưởi ấm cho nhà tắm. Thiết bị này không chỉ có công dụng sưởi ấm mà còn có công dụng bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các căn bệnh như cảm lạnh, hô hấp và điều trị các căn bệnh như đau nhứt xương khớp, phù mề,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lắp đèn sưởi nhà tắm tại nhà đúng cách vì vậy hãy cùng tìm hiểu về cách lắp đèn sưởi nhà tắm đơn giản tại nhà.
Lựa chọn đèn sưởi phù hợp với diện tích phòng tắm
Ngày nay, diện tích phòng tắm của các hộ gia đình thường có diện tích từ 2m2 đến 6m2 và ở những gia đình lớn thì có thể có phòng tắm rộng hơn, có phòng lớn hơn 15m2 vì vậy trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại đèn sưởi phòng tắm với kích thước, công suất và thiết kế đa dạng phù hợp với các loại diện tích phòng tắm khác nhau. Chọn được một nội thất nhà vệ sinh phù hợp sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của phòng tắm và lựa chọn được đèn sưởi phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất của đèn.
- Phòng tắm có diện tích từ 2m2 – 4m2 nên dùng loại đèn 2 bóng với công suất từ 500 – 550 W;
- Phòng tắm có diện tích từ 4m2 – 8m2 nên dùng loại đèn 3 bóng với công suất từ 800 – 8500 W;
- Đối với phòng tắm có diện tích lớn trên 15m2 nên dùng 4 bóng đèn để có công suất và hiệu quả tốt hơn.
Hướng dẫn lắp đèn sưởi trong nhà tắm
Bước 1: Đo diện tích phòng tắm để chọn đèn sưởi thích hợp
Như chúng tôi đã tư vấn bên trên, để lựa chọn đèn sưởi bạn cần biết diện tích phòng tắm của bạn là bao nhiêu để lựa chọn số lượng đèn và loại đèn để đảm bảo đèn được lắp đáp ứng được nhu cầu làm ấm phòng tắm của bạn.
Bước 2: Chọn vị trí lắp đèn sưởi nhà tắm
Các bóng đèn nên được lắp cách các nền nhà từ 1.8m đến 2m để đảm bảo an toàn và phải cao hơn vòi nước, vòi sen để hạn chế việc bóng đèn tiếp xúc với nước và đảm bảo đèn có thể hoạt động hết công suất và tạo ra hơi ấm thoải mái cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.
Bước 3: Đánh dấu vị trí khoan lỗ để bắt vít và xoắn vít treo bóng đèn
Nên dùng khoan hoặc búa để cố định giá đỡ đèn lên tường và đảm bảo nó đã được đính chắc chắn.
Đối với loại đèn sưởi lắp âm trần thì người lắp đặt cần xác định vị trí phía trên khu vực tắm. Sau đó tạo một khu ô trắng có kích thước phù hợp với đèn âm trần để dễ lắp đặt.
Bước 4: Chuẩn bị nguồn điện để cắm điện hoặc nối dây điện đèn vào công tắc
Dây điện nên được đặt trong ống luồn để tránh tiếp xúc với nước và đảm bảo an toàn.
Bước 5: Kiểm tra độ an toàn trước khi sử dụng
Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, nên kiểm tra xem đèn đã được lắp chắn chắn chưa? Chú ý đến độ an toàn của sản phẩm từ vị trí đèn và khoảng cách từ đèn đến các vòi nước và vị trí người dùng tắm hay tầm với của người dùng. Kiểm tra dây điện, công tắc, ốc vít, giá đỡ,…
Những lưu ý khi lắp đèn sưởi trong nhà tắm
Nên lắp đèn cách nền nhà từ 1.8m đến 2m vì đây là độ cao tốt nhất để đèn sưởi phát huy hết công dụng của nó.
Nơi thích hợp nhất để gắn đèn và đảm bảo cho nhiệt độ tốt nhất là vị trí trung tâm gần vị trí tắm.
Khi khoan lỗ bắt vít, cần xác định điểm muốn khoan có đường điện ẩn nào không để tránh khoan vào đường điện trong nhà tắm. Tìm cách đi dây điện đến ổ cấm hoặc công tắc, các vị trí dây điện đi qua phải đảm bảo an toàn cho người dùng.
Khi lắp đặt đèn sưởi ấm phòng tắm, người dùng cần chú ý đến độ an toàn của đèn. Cần đảm bảo bạn đã lắp đèn sưởi nhà tắm đúng cách, trường hợp gặp khó khăn khi lắp đặt, có thể nhờ đến sự giúp đỡ hoặc hướng dẫn của các kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Những lưu ý khi sử dụng đèn sưởi
Về thời gian sử dụng đèn sưởi nhà tắm, người dùng nên bật đèn trước khi sử dụng phòng tắm 10 phút để đảm bảo đèn tạo nhiệt độ ấm áp và tỏa nhiệt trong phòng tắm. Một lần không nên sử dụng đèn sưởi quá lâu vì đèn có công suất và bức xạ nhiệt cao nếu dùng một lần trong thời gian lâu có thể gây cháy nổ đèn sưởi vì vậy chỉ nên dùng đèn từ 20 đến 30 phút hoặc tối đa là 40 phút trên một lần sử dụng. Đặc biệt, đèn sưởi có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng lạm dụng quá nhiều có thể phản tác dụng vì vậy chỉ nên sử dụng ở mức hợp lý.
Người dung cần biết kiểm soát nhiệt độ của phòng tắm ở mức phù hợp, nhiệt độ ở mức từ 28 đến 29 độ C là nhiệt độ phù hợp nhất.
Không nên để đèn tiếp xúc với nước dù đó là loại đèn có thiết kế chống nước để đảm bảo đèn hoạt động tốt, có tuổi thọ lâu hơn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì khi đèn tiếp xúc với nước sẽ làm giảm khả năng tỏa nhiệt của đèn và có thể gây nguy hiểm cho người dùng.
Thường xuyên kiểm tra đèn sưởi theo định kỳ, cần kiểm tra dây điện của đèn để đảm bảo nó không bị hở hay đứt, nếu có thì khắc phục ngay.
Ngoài ra, cần vệ sinh đèn sưởi ít nhất 2 lần/năm và trước mùa lạnh khi chuẩn bị dùng đèn và sau mùa lạnh khi không dùng đèn nữa để đảm bảo vệ sinh, sạch bụi trong đèn và giúp kéo dài tuổi thọ bóng đèn.
Trả lời