Cây cảnh thủy sinh là gì? Độc đáo ra sao?
Hiện nay, cây cảnh thủy sinh đang được rất nhiều người ưa chuộng đặc biệt là những người đam mê cá cảnh. Bởi không giống như các loại cây khác, các loại cây này thường đa dạng chủng loại dễ trồng, dễ sống mà không phải tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian rảnh thì đây là một sự lựa chọn hợp lý đấy. Vậy thì cây thủy sinh là gì? Cách trồng, cách chăm sóc loại cây này như thế nào? Các tác dụng mà cây cảnh thủy sinh đem lại? Một số cây cảnh thủy sinh đẹp được yêu thích nhất hiện nay? Để giải đáp những thắc mắc trên thì hãy cùng chúng tôi trải nghiệm bài viết dưới đây nhé!
Cây cảnh thủy sinh là gì?
Cây cảnh thủy sinh là một loại cây cảnh đặc biệt. Đây là loài cây sống dưới nước, thường sống trong môi trường nước ngọt và có thể phát triển, sinh trưởng trong một khoảng thời gian dài sống dưới nước mà không lo bị úng như các loại cây cảnh khác. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (các loài tảo biển), một phần trong nước hoặc ở những chỗ ẩm ướt như bùn. Ngoài ra, một số khác lại thích ứng với môi trường ngập nước với phần lá nổi lên trên.
Xuất phát từ môi trường sống đa dạng nên hiện nay có rất nhiều loại cây cảnh thủy sinh với nhiều hình dáng với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chắc hẳn đến đây bạn đã có cái nhìn khái quát về loại cây cảnh thủy sinh rồi đúng không nào? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm cách trồng và cách chăm sóc loại cây này nhé!
Cách trồng cây cảnh thủy sinh
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, có thể bạn muốn tạo một không gian đẹp trong bể cá cảnh ở nhà bạn hoặc đơn giản chỉ đặt ở trên bàn tạo một không khí thoáng đãng mà sẽ có những cách trồng khác nhau.
Ngoài ra bạn cũng phải chú ý bởi cách trồng từng loại là khác nhau:
- Đối với những cây nổi, bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần phân cắt của cây và thả lên mặt nước.
- Đối với cây có thân cứng mọc thẳng, hoặc bộ rễ phát triển thì bạn có thể buộc gốc cây vào đá hay dùng sỏi, miếng xốp đè lên, bao quanh gốc cây để giữ cho cây khỏi bật rễ nổi lên trên mặt nước.
- Đối với những cây có thể bén rễ ra từ thân (như cây Phát tài), có thể cắm các khúc thân đã cắt (vẫn giữ lá) vào nước, sau thời gian cây sẽ tự ra rễ.
- Có những loài có thể trồng trực tiếp trên đá và một số cây có hạt khác mọc được trên đá. Bạn có thể gắn chúng lên trên hòn non bộ trong bể cá, hoặc có thể gắn trên một mảnh gỗ. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trên đáy bể.
Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh
Với bể cá cảnh, trước hết, bạn cần làm phần nền dưới đáy bể bằng đất sét với mục đích là để dễ trộn với cát và đất. Khâu này bạn cần phải chú ý làm một cách kỹ lưỡng để tránh đất, cát bị hòa tan trong nước. Tiếp đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ phần sỏi và đá trước khi cho vào bể cá để tránh không làm ô nhiễm nước hồ cá. Việc trồng cây cảnh thủy sinh trong hồ cá với phần nền bao quanh là cát sỏi là để rễ cây có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng và phát triển nhanh chóng.
Sau khi hoàn thiện xong phần nền, đặt cây vào bể bằng cách cắm nhẹ xuống phần nền. Một điểm lưu ý là bạn không được cắm quá sâu vì phần thân cây có thể bị vùi lấp gây hư hỏng hoặc cây sẽ chết. Cần phải để một khoảng trống ở phần giữa gốc và lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập úng, hư hỏng. Những cây chỉ có thân với lá mà không có rễ thì khi trồng bạn cần cắt hết phần lá ở gốc và cắm thân xuống đáy bể, chúng sẽ mọc thành rễ để nuôi cây.
Một lưu ý nhỏ nữa chúng tôi muốn nhắc bạn khi trồng cây cảnh thủy sinh ở trong hồ cá là để cây có thể sinh trưởng bình thường thì bạn nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi trong hồ.
Cách trồng cây cảnh thủy sinh để bàn
Việc trồng cây cảnh thủy sinh để bàn thường đơn giản hơn rất nhiều so với việc trồng trong bể cá.
Việc đầu tiên bạn phải làm đó là chuẩn bị một chiếc chậu hoặc bình thủy tinh thật đẹp với kích thước phù hợp với bộ rễ của cây. Sau đó cho nước vào bình rồi cắm cây vào với phần rễ ngập trong nước.
Lưu ý là nếu như cây đang được trồng trong chậu đất thì bạn phải rửa sạch lại rễ cây cho hết bùn đất đồng thời cắt bỏ những phần rễ đã bị hư thối, phần là bị vàng úa để giúp cây sinh trưởng tốt và đẹp mắt hơn.
Sau khi cho cây vào bình thủy tinh bạn nên nhỏ thêm 1 – 2 giọt dung dịch thủy sinh vào nước. Trồng cây như thế trong khoảng 2 tuần để cây thích nghi dần với môi trường mới thì bạn mới bắt đầu bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác để cây phát triển đều đặn hơn.
Cách chăm sóc cây cảnh thủy sinh
Sau khi đã tiến hành xong việc trồng cây thì làm cách nào để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước thì bạn cần phải lưu ý đến việc chăm sóc cây cảnh thủy sinh như sau:
Do đặc tính đặc biệt là sống trong môi trường nước nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề chăm sóc cây thủy sinh có quá khó hay không. Bạn chỉ cần đặt chúng ngập trong nước hoặc bình nước để bàn là bạn đã sở hữu ngay những chiếc cây thủy sinh xinh xắn.
Chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá hay hồ thủy sinh
– Ánh sáng: trước hết, bạn cần biết rằng ánh sáng gần mặt nước sẽ mạnh hơn so với ánh sáng sát dưới nền. Chính vì vậy, bạn phải đảm bảo đủ ánh sáng cho sự phát triển và sinh trưởng của cây bằng cách đặt đèn chiếu sáng cho bể nếu nó nằm ở vị trí thiếu ánh nắng mặt trời.
Đối với mỗi loại giống cây khác nhau thì sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Tuy nhiên, trung bình thị bạn cần duy trì ánh sáng từ đèn điện khoảng 8h/ ngày để cây phát triển tốt nhất.
– Dinh dưỡng và thay nước: trong khoảng 1 – 2 tuần bạn nên thay nước trong bể một lần, mỗi lần chỉ thay khoảng ½ lượng nước có sẵn trong hồ tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước. Điều này nhằm tránh việc môi trường nước bị thay đổi quá đột ngột khiến cây không thích nghi kịp. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo nước mới có cùng nhiệt độ với nước trong hồ.
Tuyệt đối không được dùng nước máy chưa qua xử lý, chứa nhiều clo vì có thể gây hại cho cây cảnh và các loài cá.
Đối với bể có cá, thì sau khoảng 6 tháng chất dinh dưỡng sẽ ít dần đi. Lúc này bạn cần cung cấp phân nước hoặc các loại dung dịch dinh dưỡng cho bể kịp thời. Lưu ý, chỉ cho một lượng vừa đủ, vì nếu quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển gây hại cây.
– CO2: bạn nên sục khí CO2 cho bể thủy sinh thường xuyên. Tuy nhiên, không được để lượng CO2 trong nước quá đậm đặc khiến cá và các sinh vật trong bể bị thiếu Oxi để hô hấp. Nếu bể nuôi nhiều cá thì giảm cung cấp lượng khí này lại. Nước trong bể có thể cân bằng ổn định vì cá sẽ thải khí này ra cho cây.
Chăm sóc cây thủy sinh để bàn
– Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của cây cảnh thủy sinh để bàn. Bạn cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như cửa sổ, ban công, sân thượng hay cửa ra vào.
– Vào những ngày thời tiết hanh khô khi cây mau thoát hơi nước nên bạn nhớ thay nước từ 3 – 5 ngày/lần, còn với ngày mát mẻ thì bạn chỉ nên thay nước từ 7 – 10 ngày/lần. Mỗi khi thấy nước trong bình bị đục, bạn phải tiến hành thay nước ngay vì để lâu nhiều vi khuẩn sẽ sinh sổi ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Khi thay nước hoàn toàn toàn bằng nước mới, bạn cần đổ ngập 2/3 rễ cây để tránh hiện tượng thối rễ. Sau khi thay nước xong, bạn có thể cho thêm 2 giọt dung dịch thủy sinh hoặc thêm 1 – 2 viên B1 để cung cấp chất dinh dưỡng được đẩy đi nuôi cây.
Lợi ích của cây cảnh thủy sinh
– Cây cảnh thủy sinh có tác dụng để lọc các hóa chất có trong hồ cá bởi chúng hấp thụ các loại chất bẩn có trong nước, lọc bể liên tục giúp cho nước trong hồ cá trở nên sạch sẽ và loại bỏ các loại rêu tảo dính ở bể cá. Đồng thời giúp bổ sung khoảng trống ở bề mặt giống như là bộ lọc sinh học an toàn mà hiệu quả cho bể cá cảnh.
– Cây cảnh thủy sinh đóng vai trò như một chiếc máy bơm oxy vừa hấp thụ lượng carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra.
– Tác dụng hữu hiệu nhất của cây cảnh thủy sinh là trang trí cho hồ cá thêm sinh động và bắt mắt hơn. Nếu cây được trồng trong hồ riêng, đó như là tiểu cảnh trang trí trong nhà giúp cho không gian căn nhà của bạn trở nên huyền bí, sống động, dễ chịu hơn.
– Tạo điều kiện cho đàn cá có nơi trú ngụ, ẩn nấp tránh tình trạng tranh giành lãnh thổ, đuổi cắn nhau. Một số loài cá có thể tận dụng nơi đó để sinh sản mà không sợ trứng bị loài khác ăn mất.
– Tuy nhiên, cây cảnh thủy sinh không chỉ là thực vật cho bể cá cảnh. Đó còn là những cây cảnh phong thủy để bàn được trồng biến tấu bằng phương pháp thủy sinh. Trong số đó chúng ta có thể kể đến cây Hồng Môn, cây Phú Quý, cây Kim Ngân, cây Phát tài, cây Trầu Bà, cây Lan Ý,… Những cây này ngoài để trang trí và mang ý nghĩa phong thủy còn có thể lọc không khí, chất độc giúp tinh thần của bạn trở nên thư thái, hứng khởi hơn. Nếu bạn là người thích chọn cây theo phong thủy thì bạn có thể tham khảo các loại cây như cây cảnh hải châu, cây cảnh vạn niên, cây thiết mộc lan…
Một số cây cảnh thủy sinh đẹp mà bạn nên có
Một số loại cây cảnh thủy sinh để bàn đẹp
Nếu bạn đang tìm kiếm loại cây cảnh thủy sinh để làm nổi bật không gian giúp thư thoái đầu óc thì hãy tham khảo một số loại dưới đây hoặc bạn có thể tham khảo các loại cây cảnh mini để bàn để tăng khả năng lựa chọn.
Cây tiên ông
Cây vạn lộc
Cây ngọc ngân
Cây hồng môn
Cây kim tiền
Một số cây cảnh thủy sinh trong bể cá được yêu thích nhất
Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn là một loại cây cảnh hồ cá khá phổ biến hiện nay và cực kỳ quen thuộc đối với những người thích chơi cá cảnh. Loài cây này rất dễ sống, dễ phát triển và bạn có thể thả cây tự do trong nước mà không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc.
Cỏ thìa
Thanh Hồng Điệp
Với loại cây này nếu bạn muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để ngọn của cây có màu đỏ hồng.
Thủy cúc
Trân châu
Vảy ốc xanh, vảy ốc đỏ
Trên đây là một số thông tin về cây cảnh thủy sinh mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tạo thêm nét sinh động, huyền bí cho không gian phòng khách của bạn hay chỗ làm việc thì cây cảnh thủy sinh là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc về loại cây cảnh thủy sinh này.
Trả lời