Trồng cây lưỡi hổ trong nhà vệ sinh có tốt không?
Trồng cây xanh không bao giờ là thiệt thòi cả, không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn khử mùi sạch sẽ cho nhà vệ sinh nhà bạn. Lưỡi hổ là loại cây được rất nhiều người lựa chọn trồng xung quanh nhà và cả trong nhà mình nữa. Cây lưỡi hổ khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về nguồn gốc, tác dụng cũng như cách chăm sóc nó đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin này.
Nguồn gốc cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tên gọi khoa học là Sansevieria Trifasciata, tên gọi tiếng anh là Snake Plant. Ở Việt Nam, cây hổ còn được gọi với các tên gọi khác như cây hổ vĩ, cây lưỡi cọp,..Cây lưỡi hổ thuộc họ măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria(Châu Phi), có hình thú giống với lưỡi hổ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn.
Công dụng của cây lưỡi hổ
Khoa học đã chứng minh rằng cây hổ có rất nhiều công dụng hữu ích. Một số công dụng của cây lưỡi hổ có thể kể đến như sau:
- Làm đẹp không gian: Cây hổ được trồng xung quanh nhà, hoặc được đặt ở nhiều vị trí trong căn nhà như trên bàn uống nước, cạnh cửa sổ, cửa ra vào, ban công,..tạo nên vẻ đẹp gần gũi, tươi mát, thân thiện với thiên nhiên. Con người như được hòa mình cùng với thiên nhiên trong lành, đem đến cảm giác rất thoải mái, dễ chịu
- Làm sạch không gian sống: cây này có tính năng lọc sạch không khí, khử các mùi hôi nhà vệ sinh, mùi ẩm mốc, bụi bẩn, và giảm thiểu các chất độc hại trong không khí. Cây có khả năng hút 107 độc tố, trong đó có các độc tố gây ung thư như formaldehyde và oxide. Bên cạnh đó, cây còn rất tốt cho hệ hô hấp của con người. Ngoài ra các loại cây khử mùi nữa như cây lan ý hoặc cây trầu bà, thường xuân, …
- Có tác dụng chữa bệnh rất tốt: cây này có tác dụng trị độc, làm lành vết thương nhanh hơn. Khi da của bạn bị bỏng hoặc cháy nắng, đắp lá lưỡi hổ lên sẽ giúp da dịu nhẹ hơn, tránh để lại thâm sẹo.
- Cải thiện phong thủy gia đình: trong phong thủy, cây có tác dụng xua đuổi ma quỷ, trừ tà, giúp con người tránh khỏi những điều xui rủi, gặp nhiều may mắn..
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loại cây khá dễ chăm sóc, có khả năng chịu được khô hạn, có thể sống ở những nơi nhiều ánh sáng, và cả bóng râm. Thế nhưng vẫn phải có cách chăm sóc đúng để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Khi chăm sóc cây hổ, cần chú ý những điều dưới đây:
- Ánh sáng: cây hổ trong chậu nên để thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng bởi khi không tiếp xúc với ánh nắng lâu ngày, lá cây sẽ bị tối màu, thiếu sức sống. Tuy nhiên, không nên chuyển cây từ nơi có bóng râm sang nơi có ánh nắng đột ngột.
- Nhiệt độ: nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của cây hổ là 20-30oC. Vào mùa đông, nhiệt độ không được dưới 8oC và mùa hè thì nên để cây ở nơi thoáng mát.
- Đất trồng: có thể pha trộn đất vườn và xi than với tỉ lệ 3-1 để làm đất trồng, sau đó lót bằng bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.
- Tưới nước: không nên tưới nước nhiều, đất chỉ cần hơi ẩm là được. Vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí đều cao, tưới nhiều nước sẽ dễ làm thối lá cây. Màu đông, chỉ nên tưới ít nước và nên giữ cho đất trong chậu khô ráo.
- Bón phân: mỗi tháng cần dùng phân lân, đạm, kali kết hợp bón thúc 1 lần sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vào mùa hè và đông nên ngừng việc bón phân.
- Cắt tỉa, tạo dáng: khi cây mọc đầy chậu, cần thiết hành cắt tỉa gọn gàng, tạo dáng cho cây để cây có không gian sinh trưởng tốt. Cần phải cắt bỏ phần lá cây mọc quá dày và lá đã già.
- Nhân giống: theo phương pháp tách cây hoặc giâm lá. Cắt lá thành các khúc có chiều dài khoảng 15cm và đem giâm trong mùn cưa hoặc đất cát, giữ độ ẩm. Khi giâm lá, không được đặt ngược chiều lá…
- Trong quá trình chăm sóc, cần để ý và phòng chống một số bệnh thường gặp cho cây như: ngọn lá khô, đốm nâu trên lá, lá nhạt màu,..
Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài những thắc mắc về nguồn gốc và tác dụng, thì còn rất nhiều câu hỏi về cây lưỡi hổ. Dưới đây là 3 câu hỏi thường gặp.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng tích cực và có ích cho sức khỏe con người. Cây lưỡi hổ có thể chữa được một số bệnh phổ biến như ho, viêm họng, khan tiếng,..Tuy nhiên, trong lưỡi hổ cũng có tính độc nhẹ. Nếu không sử dụng lưỡi hổ đúng cách có thể gây nên một số triệu chứng, biểu hiện không mong muốn như buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, .. đặc biệt có hại cho hệ tiêu hóa nếu sử dụng không qua chế biến đúng đắn.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh nào?
Lá cây sở hữu hình dáng giống với lưỡi hổ, có gam màu xanh, viền lá màu vàng đại diện cho mệnh Thổ và Kim. Chính vì vậy, từ rất xa xưa, cây này được xem như lá bùa hậu mệnh cho người có bản mệnh Thổ và người có bản mệnh Kim. Tuy nhiên, cây hợp mệnh nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như màu sắc, vị trí đặt chậu cây,..
Tại sao lưỡi hổ bị vàng lá?
Vàng lá là một hiện tượng bệnh rất phổ biến của cây này. Nguyên nhân của sự vàng lá này là do côn trùng hút hết chất dinh dưỡng trên lá. Khi thấy hiện tượng lá cây bị vàng, bạn nên cắt bỏ lá vàng sau đó diệt sạch côn trùng gây hại.Trên đây là những chia sẻ hữu ích của chúng tôi về lưỡi hổ-một loại cây có nhiều công dụng và được trồng rất phổ biến. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ có ích đối với bạn!
Trả lời