Top cây cảnh nghệ thuật mới lạ, độc đáo nhất
Cây cảnh nghệ thuật không chỉ luôn mang đến những vẻ đẹp đặc sắc tràn đầy sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và thể hiện tài hoa sáng tạo không ngừng của con người.
Cây cảnh nghệ thuật là gì?
Cây cảnh nghệ thuật hay các loại hoa cây cảnh thường là những loại cây được dùng để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của cây cảnh thiên nhiên thông qua việc tạo dáng cây dưới bàn tay khéo léo và sự sáng tạo tài hoa của những người nghệ nhân tài giỏi để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt với thể hiện những ý nghĩa nhân văn và hình thành nên một loại văn hóa nghệ thuật mới thông qua vẻ đẹp của cây cối.
Tiêu biểu cho cây cảnh nghệ thuật đó chính là cây bonsai, đây là một cây hoặc một nhóm cây được trồng trong chậu hoặc khay, sau đó được cắt tỉa và tạo hình một cách khéo léo, tỉ mỉ dưới bàn tay của những người nghệ nhân tài hoa. Những cây bonsai được cắt tỉa nghệ thuật phải đảm bảo đủ những yếu tố thẩm mỹ và phải luôn được chăm sóc bằng kỹ thuật đặc biệt.
Các trường phái cây cảnh nghệ thuật trên thế giới
Có rất nhiều trường phái cây cảnh nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến như:
Những trường phái cây cảnh nghệ thuật ở Nhật Bản
Trường phái bonsai cổ thụ
Được sáng tạo ra bởi một nghệ nhân Nhật Bản tên là Ben Oki. Điểm đặc biệt của trường phái này là những chậu cây cảnh mang hình dáng của những cây cổ thụ vững chắc có thân lùn, gốc to, lá cây xanh tươi, những cây này được trồng thu nhỏ lại trong chậu. Vẻ đẹp của những cây bonsai cổ thụ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người yêu cây cảnh.
Theo trường phái bonsai khô
Cha đẻ của trường phái này Masahiko Kimura, một nghệ nhân người Nhật Bản rất nhiều được mọi người trong làng nghệ thuật bonsai khen ngợi và tôn vinh. Điểm nổi bật của loại trường phái này là những thân cây khô được tạo dáng độc đáo mang nét đẹp riêng rất độc lạ.
Những trường phái cây cảnh bonsai ở Trung Quốc
Trường phái Bonsai Dương Châu
Xuất phát từ Dương Châu, khu vực phía Bắc Giang Tô, trường phái này có đặc điểm là “quấn” để tạo dáng và phải bắt đầu hình thành dáng từ lúc còn là cây non. Các thân cây và cành cây được uốn thành hình cong xoắn ốc và tạo thành những bậc thang nhiều tầng.
Những chậu Bonsai Dương Châu thường được rải sỏi kết hợp với cây cảnh làm tăng vẻ đẹp tự nhiên cho cây. Một loại nữa là kiểu thủy hạn, trong chậu là một phần đất và một phần nước, loại cây này rất được ưa chuộng.
Trường phái Bonsai Thượng Hải
Loại hình này rất phóng khoáng, độc đáo, riêng biệt, và nhiều hình thức đa dạng có bonsai nhỏ, còn có loại siêu nhỏ,… Trường phái này dùng phương pháp “bó thô cắt nhỏ”, đầu tiên lấy thép bó các nhánh chính lại, sau 1 năm thì cởi ra và cắt tỉa, sau khi tạo hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, tầng lớp rõ rệt, lá cây cũng sẽ phân bổ thành từng vùng tự nhiên. Vòng cây phải được uốn tự nhiên, tránh mềm yếu, cứng nhắc.
Các loại cây được tạo hình theo trường phái này thường có: ngũ kim tùng, hắc tùng, la Hán tùng, cây du, cây tước mai,…
Trường phái địa phương của bonsai Lĩnh Nam
Trường phái này dùng phương pháp cắt tỉa hợp lý, chú trọng vào tỉ lệ giữa cành và lá, trên và dưới phải đều nhau, chú trọng vào độ cong ở rễ, thân và cành sao cho cây có sự tự nhiên nhất. Những cây được chọn thường có thân hình đại thụ, thân chắc khỏe, rễ cây xum xuê, lá rậm rạp như: cây Du, Tước Hải, Trà Phúc Kiến,…
Trường phái bonsai ngược
Đây là loại trường phái mới, thay vì trông cây “xuôi” từ trên xuống dưới, trường phái nghệ này lại được trồng theo kiểu ngược lại từ dưới lên trên tạo nên những tác phẩm ấn tượng, mới mẻ. Dáng cây rất đa dạng, phong phú: dáng thẳng nhưng ngược xuống dưới, dạng chốc nghiêng, chốc ngang, vừa chốc vừa đổ,…
Các loại chậu được trồng cho bonsai ngược cũng rất sáng tạo và đa dạng, phong phú có thể là một cái lu, một cái ché rượu hay độc bình cắm hoa,… miễn sao đạt được các yếu tố cơ bản về mặt thẩm mỹ.
Ngoài các trường phái cây cảnh nghệ thuật bonsai được kể trên còn có nhiều trường phái cây cảnh độc đáo khác được các người nghệ nhân thỏa sức sáng tạo mang những nét riêng biệt và độc đáo.
Tiêu chí đánh giá cây cảnh nghệ thuật
Một cây cảnh nghệ thuật đạt tiêu chuẩn được đánh giá dựa vào các yếu tố sau:
- Rễ cây phải to, dày và gân guốc trên mặt đất khoảng một phần ba trên bề mặt của chậu cây.
- Vỏ cây phải càng sần sùi, già nua thì càng được đánh giá cao thu hút người thưởng thức.
- Thân cây phần dưới phải to và nhỏ dần ở phần phía trên. Nếu thân cây suôn đuột, độ to của phần gốc và phần ngọn không có sự chênh lệch gì nhiều thì không thể được coi là cây cảnh nghệ thuật.
- Cành và các nhánh cây phải được phân chia rõ ràng sao cho tổng thể phải hài hòa với dáng thế cây đã được định hình từ trước. Thêm vào đó, các nhánh cây phải được đảm bảo phát triển tốt để có được các chồi non cây tốt.
- Lá của các cây nghệ thuật phải xanh mướt, có độ bóng, không có dấu hiệu của cây bị bệnh, vàng, sâu và lá cây càng nhỏ thì càng được coi là đẹp.
- Cây cảnh nghệ thuật đẹp thường phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu tươi và đẹp.
Top các cây cảnh nghệ thuật độc lạ nhất trên thế giới
Chậu hoa tử đằng mini
Hoa tử đằng hay hoa wisteria, là loài hoa tượng trưng cho tình yêu bất diệt của xứ sở mặt trời mọc. Loài hoa này có nguồn gốc từ châu Mỹ, thuộc loại cây thân gỗ, khẳng khiu, hoa tử đằng thường mọc thành giàn lớn nhuộm tím cả khoảng trời tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng và đẹp đẽ.
Vì tình yêu với vẻ đẹp của loài hoa này các nghệ nhân tài hoa đã tạo nên phiên bản thu nhỏ nhằm gửi gắm những thông điệp tình yêu đẹp đẽ qua những chậu hoa tử đằng mini.
Cây bonsai hơn 800 tuổi ở Shunkaen ( Nhật Bản )
Sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ tài hoa yêu thiên nhiên. Ở nơi phần thân hóa thạch tưởng chừng như vô tri vô giác kia lại tồn tại một sự sống mãnh liệt và đẹp đẽ, từng tán lá cây vẫn xanh tươi mơn mởn sinh sôi nảy nở ở trên đó.
Cây bonsai thông trắng 400 tuổi ở Nhật Bản
Cây thông trắng không chỉ là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên mà còn là một chứng nhân lịch sử của đất nước Nhật Bản. Trải qua và chứng kiến chiến tranh đã gây nên những mất mát đau thương nhưng vẫn tồn tại đến tận bây giờ như một biểu tượng may mắn và phù hộ cho đất nước này.
Cây ớt Chile
Vẻ đẹp mới lạ và độc đáo của cây ớt Chile ( còn gọi là ớt bảy sắc cầu vồng, ớt cảnh bonsai ) đã đem đến cái nhìn mới mẻ và riêng biệt của một nét đẹp cây cảnh nghệ thuật. Màu sắc đỏ, vàng, tím, xanh qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân đã tại nên sự khác biệt độc đáo giữa muôn vàn sắc màu của loại hình cây cảnh nghệ thuật này.
Táo gai Pyracantha
Táo gai Pyracantha có tên khoa học gọi là Pyracantha coccinea. Loại giống cây có thể thích nghi dễ dàng và sinh sôi nảy nở tốt ở mọi điều kiện khí hậu dù là giông bão, môi trường cực kỳ ô nhiễm.
Khác với cái tên nghe có vẻ gai góc của mình, vẻ đẹp của hoa táo gai khi nở thành từng chùm trắng muốt kết hợp với hương thơm đầy mê đắm mang lại sự quyến rũ thu hút niềm yêu thích của rất nhiều người yêu cây cảnh. Đặc biệt hơn quả của cây táo gai Pyracantha khi nở mang màu đỏ rực rỡ được kết lại thành từng chùm càng gây ấn tượng mạnh hơn hết.
Cây cảnh luôn mang những vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ không chỉ tô điểm thêm cho đời mà còn mang lại niềm vui cho con người. Những cây cảnh nghệ thuật được chăm chút khéo léo sẽ giúp mang lại niềm vui cho bạn cũng như giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn nếu được trưng bày, đặc biệt là trang hoàng cho nội thất phòng khách, nội thất phòng làm việc,…
Trả lời