Top 10 cây lộc vừng dáng thác đổ tạo cảm giác hùng vĩ cho sân vườn nhà bạn
Cây lộc vừng dáng thác đổ là một trong những loại cây cảnh bonsai, được thế giới cây xanh cung cấp đến người chơi cây cảnh như là một món quà tinh thần rất to lớn. Nghệ thuật bonsai từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những kiểu dáng độc đặc biệt là cây lộc vừng dáng thác đổ.
Cây lộc vừng dáng thác đổ là gì?
Thác đổ là một trong những dáng được các nghệ nhân đánh giá là có thế dáng rất đẹp, khó tạo hình nhất để thể hiện được nghệ thuật sơn thủy tốt. Hình dáng thác đổ nhưng không quá đổ xuống dưới chỉ hơi nghiêng thì mới thể hiện được hết những cái đẹp của hoa khi nở, đặc biệt là với dáng thác đổ thì cây phải được đặt ở trên các nơi cao như ban công, hoặc phải đặt ở trên 1 cái kệ thì mới nhìn được tổng thể thể thế cây. Tổng thể cây lộc vừng thác đổ này sẽ cho chúng ta cảm giác như những dòng nước trên thác đổ xuống rất nhẹ nhàng nhưng lại rất rực rỡ.
Xem thêm Tất tần tật kiến thức về cây lộc vừng – loại cây cảnh sân vườn trồng nhiều hiện nay
Nghệ thuật bonsai từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những kiểu dáng độc, lạ và có rất nhiều chủng loại bonsai khác nhau rất phổ biến có thể kể đến như như Sanh, Sam, Mai Chiếu Thủy…nhưng đứng trước thế bonsai của cây lộc vừng bạn sẽ khó lòng bỏ qua được mà đặc biệt là cây lộc vừng dáng thác đổ. Cũng chính vì lý do này mà cây lộc vừng bonsai đã trở thành một đối tượng chủ chốt được những dân chơi cây cảnh săn đón như món báu vật.
Tạo thế cây lộc vừng dáng thác đổ
Tạo thế cho loại cây lộc vừng đã khó mà tạo thế cho cây lộc vừng dáng thác đổ còn khó hơn rất nhiều, kỹ thuật này đòi hỏi người chơi cây cảnh phải có những kỹ thuật hết sức điêu luyện cùng khả năng am hiểu rất nhiều về loài cây cảnh này.
Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đẹp này các bạn cần chú ý những vấn đề được đề cập ở dưới như sau:
Đầu tiên là phải chuẩn bị các loại công cụ để cắt tỉa như kiếm, dao, kéo…và chuẩn bị một gốc lộc vừng với hình dáng dạng thác đổ còn đang sinh trưởng và phát triển tốt. Do lúc mới đem chậu cây lộc vừng về cây vẫn còn ở nguyên trong chậu nên chúng ta phải cắt dọn bớt những phần không cần thiết bên dưới của gốc cây lộc vừng rồi bỏ đi. Tỉa bớt những chiếc lá có những cành nhỏ dài không cần thiết đến để làm cho chậu cây trở nên thon gọn và đẹp hơn. Sau đó sẽ dùng kìm uốn chúng lại theo ý muốn sao cho phù hợp với người chơi cây chơi cây cảnh
Tiếp theo là bước uốn cành lộc vừng theo dáng thác đổ:
Nếu như nhiều loài cây có sự phát triển ở các cành dẻo và dễ uốn dày trong khoảng 1cm, điều này sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện cho chúng ta sử dụng dây kim loại mềm như kẽm hay dây đồng để đưa các cành của cây lộc vừng đi theo đúng mà mình ý muốn và sử dụng một số kỹ thuật cuốn dây rất đơn giản.
Xem thêm bài viết tại sàn nội thất
Tuy nhiên, lợi bất cập hại điều này cũng sẽ là cách làm cho các cành lộc vừng rất dễ bị hư hỏng hư hại do các loại dây kim loại gây ra. Nhưng đối với các cành lộc vừng mềm thì khá dễ dàng uốn nhưng nó có lớp vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng hay kẽm. Các loại cây như sanh, si, đa, kể cả cây lá kim như cây thông, cây bách xù … với các cành nhỏ đều có thể sử dụng loại phương pháp này.
Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi các dây mềm, kín hết các phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước khoảng 30 phút, sau đó cuốn kín lại, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn từ gốc cho tới đầu cành. Nên sử dụng dây dài thay cho việc sử dụng nhiều đoạn dây ngắn hơn.
Cuốn xong, ta sẽ làm ướt toàn bộ như thế sẽ dễ dàng thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn để làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía của cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vì ở tại điểm uốn.
Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn để làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía của cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành luôn được bảo vệ do lực căng khi uốn dễ bị phân tán ra cả cành thay vì tại điểm định uốn.Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa để uốn, tay phải cầm ở phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ rồi tăng dần góc để tạo độ dẻo tại điểm uốn.
Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ các điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp với góc độ lớn hơn hay không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng lại và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý mình muốn, thì có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò ở lần 2…
Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính cái độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim các cành định vị.Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều sẽ bị tổn thương, ta cần phải chăm sóc để thúc đẩy sự phát triển của cây, và cành được chữa lành.
Top 10 cây lộc vừng dáng thác đổ đẹp hiện nay
Dưới đây là top 10 cây lộc vừng dáng thác đổ đẹp hiện nay các bạn có thể theo dõi:
Xem thêm Top 10 cây lộc vừng dáng trực đẹp mà rất nhiều người săn tìm cho sân vườn
Trả lời