Tổng hợp kiến thức về cây hoa sữa trồng ở sân vườn giúp ngôi nhà bạn thêm sắc thu
Cây hoa sữa là loại cây không chỉ dùng để che bóng mát mà còn được sử dụng như một vị thuốc trị bệnh cho con người. Cùng tìm hiểu về những tác dụng không ngờ của hoa sữa. Tổng hợp kiến thức về cây hoa sữa trồng ở sân vườn giúp ngôi nhà bạn thêm sắc thu
Cây hoa sữa là cây gì?
Cây hoa sữa còn được gọi là cây mò cua có tên khoa học là Echites scholaris là loài thực vật nhiệt đới thuộc chi alstonia họ la bố ma apocynaceae
Cây hoa sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam); tiểu lục địa Ấn Độ (Nepal, Sri lanka, Ấn Độ); Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Myanma, Malaysia, Indonexia, Việt Nam); Australia (Queensland). Bên cạnh đó, cây hoa sữa còn được trồng tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Xem thêm: Cây cảnh sân vườn – yếu tố giúp sân vườn thêm trong xanh
Đặc điểm của cây hoa sữa
Cây hoa sữa có chiều cao đến 40m, vỏ cây màu xám và gần như không có mùi nhưng lại có vị đắng khi cho vài miệng nhai mang cảm giác sàn sạn. Vỏ cây hoa sữa có nhựa dính màu trắng sữa và có vị đắng.
Lá của cây có tán lá rộng từ 5 đến 7 lá tạo thành một vòng xoắn quanh nhánh cây và hiếm gặp hơn là 4 đến 10 lá tạo thành một vòng tròn. Các lá đơn có chiều dài từ 9 đến 20cm và có chiều rộng từ 2 đến 5 cm. Mặt trên của lá thường bóng và mặt dưới có màu xám, viền lá thì trơn tru. Cuống của lá dài từ 0.5 đến 3cm
Cuống hoa dài từ 2 đến 5 mm, các hoa lưỡng tính không lộ ra và nhỏ có 5 lá dàu 2 mm, 5 cánh hoa màu vàng chanh hợp thành một ống dài khoảng 6 mm. Mùa hoa sữa chủ yếu nở vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm.
Cây có quả đại mọc theo cặp và hơi lượn sóng hoặc cong có chiều dài từ 30 đến 60 cm, và chiều rộng từ 2 đến 5 mm. Chứa nhiều hạt hình chữ nhật và hạt hoa sữa có lông ngắn và nhỏ, đầu cuối có túm lông dài từ 1.5 đến 2 cm, các quả của cây chín từ tháng 12 đến tháng 5.
Xem thêm các bài viết về sàn nội thất
Tác dụng của lá cây hoa sữa
Cây hoa sữa ngoài dùng để trồng ra thì có lá xanh quanh năm, hoa thơm nên chủ yếu được trồng làm cây che bóng mát. Trước đây ở Đông Nam Á loại gỗ này được dùng để làm giấy da, gỗ cây hoa sữa được dùng làm bảng viết cho học sinh vì thế mà cây có tên là Scholaris.
Lá cây được dùng để sắc lên sử dụng cho các bệnh tê phù. Hạt cây có tác dụng kích thích tinh thần và tình dục, khi nghiền khoảng 2 gam hạt và ngâm trong nước để qua đêm, sau đó uống nước sau khi đã lọc. Và điều phổ biến là ở các chợ châu Á vỏ cây được bán dưới dạng miếng dày 1.5 cm, rộng 3.5 cm và dài 7 đến 12 cm, chúng có màu nâu hồng bên ngoài, bên trong thì sáng hơn với các hình sọc hoặc hình hạt màu vàng nhạt.
Xem thêm: Giới thiệu về loại cây kim quất – môt loại cây bonsai được ưa chuộng nhất hiện nay
Vỏ cây hoa sữa có tác dụng gì?
Vỏ cây được sử dụng chủ yếu trong y học và được coi là vị thuốc bổ và hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng trong y học Ấn Độ để chữa các bệnh như sốt rét, sốt, bệnh phong, các bệnh ngoài da, ngứa, ung loét mãn tính, khối u, hen suyễn, suy nhược cơ thể viêm phế quản và đặc biệt đối với các triệu chứng về dạ dày và các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, khó tiêu hay kiết lỵ.
Cách để sử dụng vỏ cây điều trị các chứng bệnh: dùng vỏ cây phơi khô rồi tán bột làm viên hay ngâm rượu, nấu cao. Công hiệu đối với những người có tạng nhiệt, ăn kém không biết ngon và khô gầy,… Bên cạnh đó, còn chữa các bệnh về tiêu chảy, phân sột sệt, thất thường, thấp khớp dạng sưng nóng đỏ đau, kinh nguyệt không đều, các bệnh sốt rét.
Theo đông y thì vỏ cây có vị đắng có tính thanh nhiệt giải độc, bệnh suyễn, chỉ khát, triệt ngược, phát hãn, kiện vị.
Ngoài ra, vỏ cây còn được sử dụng để nhuộm quần áo từ len, sợi bông ra các gam màu vàng khác nhau.
Một số cách dùng khác
Rượu vỏ cây hoa sữa: vỏ cây tán nhỏ 75 gam, rượi 30 đến 35 độ lượng 500 ml. Ngâm 7 ngày sau đó lọc lấy nước trong rồi thêm rượu vào cho đủ 500 ml, ngày uống 40 ml chia làm 2 lần, trước 2 bữa ăn chính.
Cao lỏng của vỏ cây: ngâm bột vỏ sữa với cồn 60 độ trong vòng 7 ngày. Sau đó, thỉnh thoảng lắc lọc và thêm cồn 60 độ vào cho bằng trọng lượng của vỏ, cuối cùng cho 1 kg vỏ sẽ được 1 lít cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0.5 đến 1.5 gam, nhiều nhất chỉ uống mỗi lần 2 gam và mỗi ngày sử dụng 6 gam.
Bột vỏ cây phơi khô hoặc sấy khô tán mịn mỗi ngày uống 1 đến 3 gam bột, uống với nước nóng hoặc sắc ra uống. Dùng cho người tạng nhiệt, người gầy, kém ăn.
Nước sắc đặc vỏ cây dùng ngâm chữa đau răng, đắp lở loét.
Chữa bạch huyết cấp kèm ho hen: vỏ cây hoa sữa 15 gam, ngũ vị 15 gam, tử thảo 15 gam, anh túc 6 gam sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nôn mửa hay thiếu máu do hoá trị liệu sử dụng lá cây hoa sữa 20 gam sao vàng rồi sắc uống
Một số mẫu cây hoa sữa bonsai đẹp hiện nay
Cách trồng và chăm sóc
Cây có thể chịu đựng được mọi hoàn cảnh sống trong những môi trường thời tiết khác nhau như khô hạn hay ngập úng do đó việc chăm sóc cây không quá khó khăn và chỉ cần chú ý những điều sau:
Cây thích ánh sáng và có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh do đó cần trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và điều kiện tự nhiên thích hợp. Đồng thời nên tưới nước cho cây nhất là lúc cây còn nhỏ và bộ rễ chưa cắm sâu vào lòng đất hút các chất dinh dưỡng.
Nếu trồng cây ở những nơi công cộng thì khi mới trồng cần chú ý làm hàng rào cẩn thận để cây phát triển toàn diện không bị đổ, gãy do những tác động bên ngoài gây nên. Còn trồng cây ở những nơi công cộng như đường phố cần khống chế độ cao và độ rộng của tán cây để tạo bóng mát và không làm ảnh hưởng đến người đi đường.
Trả lời