Tìm hiểu sâu về ý nghĩa phong thủy của tượng Tứ Không trong trang trí!
Tượng phong thủy hiện nay đã quá quen thuộc với mọi người trong kiến trúc thiết kế không gian nhà ở hay văn phòng làm việc. Ngoài mang tính thẩm mỹ cao, thì những bức tượng này còn có ý nghĩa phong thủy khi đem đến cho gia chủ sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Cũng như vậy, tượng tứ không rất được yêu chuộng trong việc bày trí nhà cửa bởi vẻ ngoài trang trọng và đẹp mắt cùng ẩn chứa nhiều điều tốt đẹp. Bài viết hôm nay sẽ khái quát về cách bày trí tượng tứ không sao cho phù hợp và khai thác tối đa tác dụng.
Nguồn gốc của tượng Tứ Không
Bộ tượng Tứ không tức là 4 chú tiểu được ra đời cách đây tận 400 năm, và có nguồn gốc từ một ngôi chùa tại Nhật Bản đó là chùa Toshogu thuộc thành phố Nokko. Cho đến tận bây giờ, tượng Tứ Không vẫn đang được lưu giữ dưới dạng một bức điêu khắc cổ họa do nghệ nhân nổi tiếng Nhật Bản thời bấy giờ là Hidari Jingoro thực hiện.
Tên của 4 chú tiểu che tai, che mắt, che thân, che miệng lần lượt là:
- Kikazaru: Tượng với kiểu dáng chú tiểu che tai với ý nghĩa là không muốn nghe những điều xấu.
- Mizaru: Tượng với kiểu dáng chú tiểu che mắt với ý nghĩa là không muốn nhìn thấy những điều xấu.
- Shizaru: Tượng với kiểu dáng chú tiểu che thân với ý nghĩa là không thực hiện những điều xấu.
- Iwazaru: Tượng với kiểu dáng chú tiểu che miệng với ý nghĩa là không nói những điều xấu.
Lại có một thuyết âm mưu tượng Tứ không có nguồn gốc thứ hai là ở Ấn Độ và xuất hiện từ hàng nghìn năm trước công nguyên do một vị thần có 6 tay tên là Vajrakilaya – một vị thần chuyên đánh bay những trở ngại.
Ý nghĩa đặc biệt của bộ tượng Tứ Không
Ngày nay, con người phải luôn chứng kiến trong cuộc sống và nghe phải những điều tiếng đi ngược với chuẩn mực sống. Cho nên ý nghĩa ẩn chứa của bộ tượng Tứ Không như một lời khuyên răn con người không nên nghe, không nên nhìn không nên làm và không nên nói những điều sai trái như vậy.
Ngoài ra có những quan niệm khác lại cho rằng ý nghĩa của bộ tượng Tứ Không này là một lời khuyên đến con người là: bịt tai lại để cảm nhận bằng tâm, bịt mắt để nhìn bằng tâm, bịt thân để hành động bằng cái tâm và bịt miệng là để nói bằng tâm. Khi con người với tâm thế tĩnh lặng, bình an, không bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt do tai nghe, mặt thấy, miệng nói và hành động phản xạ theo thì bỗng chốc mà tâm tự khắc hướng đến điều thiện.
Những ý nghĩa sâu sắc của bộ tượng Tứ Không phần nào giúp chúng đề cao chính vẻ đẹp của mình và từ đó được nhiều người hướng đến.
Trả lời