Tất tần tật kiến thức về cây thị trang trí sân vườn mà bạn nên tham khảo
Với người Việt cây thị là một loại cây đã gắn liền từ rất lâu. Đặc biệt, quả của nó cho mùi thơm rất dễ chịu nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên trồng thị trước nhà có ảnh hưởng gì tới vận khí hay tài lộc của gia đình không. Để biết được câu trả lời cho những thắc mắc trên, cùng theo dõi bài viết dưới đây của của tôi nhé!
Cây thị là gì?
Đặc điểm của cây thị
Thị là một loài cây nhỏ thân gỗ khi nó trưởng thành thì cây có thể cao lên đến 5-6m. Lá cây thì thường dài từ 6 đến 8 cm và rộng khoảng từ 3–4 cm, lá ngọn thì nhọn mũi mọc so le và phiến lá có hình thuôn dài và phủ một lớp lông trên về mặt. Hoa của cây này có màu sắc trắng là cây nở hoa đa tính và thường mọc thành chùm màu trắng. Cuống của hoa thường chia thành 3 đến 6 múi dính sát vào quả. Giống cây này thường có tuổi thọ cao có thể lên đến vài trăm hoặc cả ngàn năm tuổi. Quả thị thường đến vào cuối mùa hè và kéo dài đến hết mùa thu. Khi chín quả thị sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, được rất nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Người ta thường lấy quả thị rồi treo trong nhà hoặc để ở góc nào đó để thưởng thức những hương thơm dịu nhẹ của thị. Quả thị thường có hai loại, một loại thị muộn có hình cầu và đít tròn và loại còn lại nhỏ hơn và hơi dẹt gọi là thị sáp. Quả thị có hình dáng tròn khi quả xanh thì có màu màu xanh nhưng khi chín quả chuyển sang màu vàng và rất mọng nước, quả to khoảng từ 3 đến 6 cm và thường được chia thành 6 hay 8 múi. Khi quả thị chín ăn rất ngon nếu biết cách ăn thì sẽ rất ngon chúng ta có thể dùng tay xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút
Cây Thị là một loại cây có tuổi thọ rất cao có thể sống từ vài trăm đến cả ngàn năm tuổi, tuy vậy rất khó trồng cây này bởi kén đất và cần sự chăm sóc cầu kỳ nên nhiều người không thể trồng được loại cây này. Trong dân gian các bộ phận cây này lại được dân gian rất ưa chuộng dùng để làm thuốc chữa bệnh chữa trị nhiều bệnh khác nhau làm cho con người trường thọ hơn. Với đời sống con người đây là loài cây gắn bó và đặc biệt có ý nghĩa rất lớn bởi câu chuyện cổ tích huyền thoại Tấm Cám và từ lâu những trái thị thơm là thứ quả không thể thiếu được trong mỗi chiếc khăn mùi xoa cầm tay của những cô thôn nữ mỗi khi e thẹn hẹn hò hay được gặp người yêu.
Lợi ích của cây thị hiện nay
Hiện nay, giống cây này thường được trồng rất nhiều bởi nó có rất nhiều tác dụng hữu ích cho con người và ngoài ra nó có thể được trồng để làm cây cảnh. Mỗi bộ phận của cây đều đem lại những lợi ích đặc biệt kể từ rễ, thân cây cho đến lá không bỏ xót một thứ gì.
Đầu tiên là lợi ích đến từ quả thị. Quả thị khi vừa chín tới nó sẽ tỏa ra một mùi hương thơm rất dễ chịu khiến con người chỉ muốn hít hà. Ngoài ra trong vỏ thị sẽ chứa một loại tinh dầu rất thơm có lợi với mùi thơm gần giống mùi ester valerianic. Với những ai hay bị căng thẳng đầu óc thì mùi hương này sẽ rất tốt cho những người đó bởi nó có rất nhiều tác dụng như trấn tĩnh và đem lại những cảm giác thư giãn, thoải mái.
Tiếp theo là lá của cây thị thường được sử dụng rất nhiều trong việc chữa trị bệnh táo bón hoặc các vấn đề liên quan đến bụng như bị đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, để chữa các mụn mủ lá của loài cây này còn có thể được xem như thuốc thần dược. Bạn chỉ cần giã nhỏ lá rồi đắp trực tiếp lên mặt của bạn, nó sẽ đem lại cho bạn hiệu quả ngay lập tức. Ở nam giới lá của loài cây này khi hòa kết hợp với rượu rịt thì nó còn có thể chữa bệnh viêm tinh hoàn.
Đối với vỏ cây thị thường được người thợ sử dụng rất nhiều họ dùng vỏ để làm cho lớp sơn khô hơn nhanh chóng. Hơn thế nữa với cách tách quả thị chín thành các múi nhỏ và dán lên vách tường hoặc cột nhà thì lớp nước sơn của bạn sẽ khô nhanh và cho mùi thơm rất dễ chịu khiến không gian ăn phòng mình sơn sẽ không còn mùi sơn khó chịu nữa
Ngoài ra, theo các chuyên gia khoa học, khi hạt thị ngâm với trà để uống sẽ giúp chống lão hóa da có lẽ là bí kíp dưỡng cho da luôn căng mịn, hồng hào và ít nhăn. Vì thế, từ thời xa xưa như loại hạt của giống cây này đã được dùng làm bài thuốc “cung đình” để giữ gìn tuổi xuân của chị em phụ nữ.
Cuối cùng là rễ thị thường được thu hoạch cả năm nhưng để có được chất lượng tốt nhất thì nên cắt loại cây vào mùa đông. Bạn chỉ cần rửa sạch phần rễ của cây rồi đem lột để lấy lớp vỏ trắng bên trong của cây, sau đó bạn có thể dùng nó như một loại thức ăn trong các bữa.
Trên đây là những lợi ích mà cây thị đem lại bạn có thể tham khảo để biết ứng dụng vào những trường hợp thích hợp nhé. Để loài này mang lại cho bạn những lợi ích thiết thực nhất trong cuộc sống.
Cách trồng và chăm sóc cây thị tốt nhất trong sân vườn nhà bạn
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây thị tốt nhất trong sân vườn nhà bạn. Cây thị thì chủ yếu thường được mọi người nhân giống bằng hạt. Trong giai đoạn đầu, cây non phát triển rất chậm từ lúc gieo hạt đến khi cây cao lên 1m mất một khoảng thời gian rất lâu có thể mất một đến 2 hoặc 3 năm. Nhưng sau khi qua giai đoạn đó, thị có xu hướng phát triển sinh trưởng nhanh và đều hơn giai đoạn đầu.
Đặc biệt, trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và ánh mặt trời thì cây thị phát triển rất tốt. Nhưng nếu bạn trồng cây thị trong bóng râm thì cây vẫn có thể sống nhưng sự sinh trưởng và phát triển sẽ kém và cho rất ít trái. Một điểm lưu ý đặc biệt nữa khi trồng cây thị là bạn nên trồng hoàn toàn ở vùng đất cao và tránh ngập úng xảy ra thì cây sẽ phát triển tốt và nhanh hơn.
Một lưu ý nữa bạn cũng nên lưu ý chế độ chăm sóc để cây thị sinh sôi và trĩu quả. Đối với giống cây này bạn chỉ cần tưới nước từ khoảng 3-4 lần trong một tuần là vừa đủ cho cây sống. Và đặc biệt, khi trồng và chăm sóc, bạn phải hết sức chú ý đến đất phải luôn tươi xốp và có độ ẩm luôn đầy đủ.
Thị thường bị các loài sâu bệnh gây hại cũng giống như các loại cây khác có thể sẽ xuất hiện rệp muội sống tụ tập trên bề mặt lá, hoặc là sâu xanh, sâu khoang.
Ngoài ra, thị cũng có thể mắc bệnh cây do vi sinh vật trong cây gây ra làm biến đổi các chức năng sinh lý của nó hoặc do có các yếu tố ngoại cảnh.Bệnh cũng có thể không truyền nhiễm do thiếu hoặc thừa nước, thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng hoặc do điều kiện môi trường hoặc nó cũng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại nấm, vi khuẩn hay virus có hại gây ra.
Trả lời