Tất tần tật kiến thức về cây cẩm thị trồng sân vườn đẹp nhất hiện nay
Cây cẩm thị là một trong những cây cảnh đẹp thuộc dòng cây cảnh cao cấp trên thị trường hiện nay. Không chỉ có giá trị cao về mặt thẩm mỹ và cây cẩm thị còn có ý nghĩa về mặt phong thủy cực tốt. Cẩm thị dùng làm gỗ có giá rất cao, là dòng có giá trị nhất trong họ gỗ cẩm. Gỗ có nhiều vân dài nổi bật to và rõ nét, chất gỗ cứng, khá nặng. Cây cẩm thị bonsai được trồng trong các chậu và được tạo dáng từ nhỏ. Vì bản chất nó là một loại gỗ quý cho nên giá trị của cây bonsai cũng khá cao.
Cây cẩm thị là gì?
Cây cẩm thị là loài cây thân gỗ họ thị, mọc tự nhiên ở các khu rừng tại khu vực miền trung và Tây nguyên Việt Nam. Cây cẩm thị tự nhiên có chiều cao trung bình khoảng 15 mét, thân gỗ cứng có vỏ đen, thô ráp. Cây cam thị ưa sáng, khá dễ trồng nên chăm sóc cũng khá đơn giản. Loài cây này có thời gian sinh trưởng chậm, cách nhân giống phổ biến hiện nay là gieo hạt. Ngoài ra, vỏ và quả của cây cẩm thị còn được sử dụng để làm thuốc trong các bài thuốc dân gian. Cây cẩm thị hiện nay được khai thác để lấy gỗ như một loại gỗ quý, ngoài ra còn được dùng để làm cây cảnh bonsai có giá trị rất cao.
Cẩm thị dùng làm gỗ có giá rất cao, là dòng có giá trị nhất trong họ gỗ cẩm. Gỗ có nhiều vân dài nổi bật to và rõ nét, chất gỗ cứng, khá nặng. Được sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm nội thất cao cấp, được nhiều người yêu thích. Cây cẩm thị bonsai được trồng trong các chậu và được tạo dáng từ nhỏ. Vì bản chất nó là một loại gỗ quý cho nên giá trị của cây bonsai cũng tương đối cao. Những người chơi cây cảnh luôn có mong muốn sưu tầm được một cây cẩm thị bonsai cho mình.
Một số loại cây cẩm thị phổ biến hiện nay
Cây cẩm thị bonsai
Cây cẩm thị bonsai có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều so với cẩm thị lấy gỗ. Chúng được trồng trong những chậu nhỏ để trong phòng hoặc trồng trong các bồn tiểu cảnh. Những cây cẩm thị được trồng trong chậu được tạo dáng rất đẹp và có giá trị rất cao. Việc trồng và chăm sóc cẩm thị bonsai không quá khó nhưng cần lưu ý một điểm là vì cây rất dễ bị kiến đục gốc nên khi chăm sóc cây cần cẩn thận để diệt kiến trước khi chúng phá hoại cây.
Cẩm thị được tạo dáng với nhiều dáng bonsai độc đáo, đẹp mắt mang tới sự tinh tế và sang trọng cho không gian. Theo phong thủy loài cây này tượng trưng cho sự thịnh vượng, thu hút tài lộc và những điều may mắn cho gia chủ. Đặc biệt là khi cây ra hoa vầ kết quả chính là điềm báo cho sự may mắn tài lộc đang đến. Bản chất của cẩm thị là một loài cây quý, có giá trị nên khi trồng cây cẩm thị trong khuông viên sân vườn hay đặt trong phòng sẽ mang đến năng lượng tích chực và phấn chấn cho gia chủ.
Cây cẩm thị rừng
Cây cẩm thị rừng được khai thác để lấy gỗ, được đánh giá là dòng gỗ cao cấp nhất trong dòng gỗ cẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Cây cao trung bình khoảng 15 mét, thân thẳng, vỏ đen xù xì, các cành mọc tỏa ngang ra xung quanh. Gỗ cây cẩm thị có đường vân to sắc nét, màu vân và màu gỗ có sự tương phản làm nổi bật nét đẹp của vân gỗ. Đây là dòng gỗ tốt, cứng chắc và hiếm khi bị nứt rạn hay cong vênh.
Cây cẩm thì sống trong tự nhiên có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt và phát triển một cách mạnh mẽ. Cây có khả năng trữ nước và cắm rễ sâu xuống đất để tìm kiếm nguồn nước vì vậy chúng không sợ bị mất nước. Bên cạnh đó, chúng có thể sống trong môi trường khô cằn ít chất dinh dưỡng. Loại cây này được khai thác gỗ để đóng các loại sản phẩm gỗ cao cấp, đồ điêu khác như lục bình, bài vị, tủ kệ,…Giá của những sản phẩm làm từ gỗ cẩm khá cao, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng một sản phẩm. Những sản phẩm từ gỗ cẩm thị giúp cho không gian nhà của bạn trở nên sang trọng hơn và vẫn mang nét cổ điển.
Đặc điểm cây cẩm thị
Thân cây cẩm thị
Thân cây có chiều cao từ 12 – 18m, vỏ màu đen, thô ráp, dễ bong tróc, cây thân gỗ cong và có nhiều cành mọc ngang tỏa ra xung quanh. Mỗi cành có nhiều nhánh dài và mền, thường cong rủ xuống phía dưới tạo thành vòm. Cành khá nhẵn và có màu nhạt hơn so với thân. Lõi gỗ to, thớ mịn, dày rất cứng và nặng. Cây non khá mềm nên khi trồng làm cây cảnh bonsai sẽ được uốn thế và tạo dáng lúc cành non mới ra để đạt được dáng đẹp nhất.
Lá cây cẩm thị
Lá dạng đơn có màu xanh đậm, dài từ 5 cm – 25cm, rộng 4 – 9cm, kích thước lá tùy thuộc là cây tự nhiên hoặc cây bonsai. Lá cây dày và nhẵn, gốc lá tròn nhỏ, có hình trái xoan, rộng dần ở đỉnh, mũi tù và có màu xanh bóng đậm. Lá mọc dày xen kẽ đối xứng trên cành. Mầm lá có màu xanh hơi tím có thể nhú ra ở đầu cành hoặc ở phần mắt cuống cũ trên thân. Sàn nội thất
Hoa và quả cây cẩm thị
Hoa của cây cẩm thị thuộc loại hoa đơn tính, mọc từ nách lá hoặc đầu cành. Hoa có hình chuông úp ngược, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ. Hoa không có cuống, cụm hoa đực có từ 3 -7 hoa, trong đó nhị đực khoảng 15-18 nhị, bông hoa dài khoảng 2.5 cm. Trong khi đó, mỗi cụm hoa có 1-2 hoa cái và có 8 nhị đực lép. Hoa nở từ 15 – 20 ngày thì sẽ kết quả. Quả tròn dẹt, cánh đài còn lại của hoa cong xuống bao lấy quả ở phần cuống. Quả cẩm thị có màu vàng, mọng nhưng không nhiều nước, có lông tơ mềm bên ngoài. Mỗi quả có từ 4 – 5 hạt dẹt dài 1 – 1,2cm, màu nâu bóng.
Điều kiện sống và cách chăm sóc
Cây cẩm thì sống trong tự nhiên có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt và phát triển một cách mạnh mẽ. Khi được đưa về trồng tại gia đình như một loại cây bonsai thì cây cẩm thị cũng không quá khó trồng và khó chăm sóc. Cây có khả năng trữ nước và cắm rễ sâu xuống đất để tìm kiếm nguồn nước vì vậy chúng không sợ bị mất nước. Bên cạnh đó, chúng có thể sống trong môi trường khô cằn ít chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đối với những người trồng cây cẩm thị làm cây cảnh, cây bonsai thì để đảm bảo cây luôn phát triển xanh tốt, ra tán đúng thời điểm mong muốn thì vẫn cần lưu ý một số chế độ chăm sóc cho cây. Đất nên chọn loại tơi xốp có thể giữ được độ ẩm, có thể trộn lẫn đất và một số loại mùn hoặc xơ dừa để giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Việc bón phân có thể chia thành ba đợt trong năm, vào lúc cây vừa đổ hết lá, lúc cây ra hoa và sau khi quả trên cây rụng hết. Đây là thời điểm cây cần nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo và lấy lại sức. Cuối cùng là chế độ nước cho cây, cây cẩm thị không yêu cầu quá nhiều nước nhưng để tốt nhất cho cây bạn vẫn nên giữ đất có độ ẩm nhất định. Có thể tưới nước cách nhau khoảng 2 ngày, mỗi lần vào buổi sáng hoặc tối.
Hoa cẩm thị có đẹp không?
Hoa của cây cẩm thị có đẹp không? Câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Hoa cẩm thị không đẹp rực rỡ, không có cánh hoa mỏng manh nhưng nó có một vẻ đẹp độc đáo. Hình dáng hoa giống như những chiếc chuông vàng treo trên cành cây rất xinh xắn. Những người sành chơi cây cảnh và cây cẩm thị đều rất ưa thích mùa ra hoa của cây cẩm thị. Đa số quan niệm rằng cây cẩm thị ra hoa tượng trưng cho sự phát tài phát lộc, con đường công danh gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, với những người chưa tìm hiểu qua về loài cây cẩm thị có thể sẽ cảm thấy hoa của cây không đủ rực rỡ, không đủ xinh đẹp. Dù vậy, giá trị của cây hoa cẩm thị vẫn rất cao bởi cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Trên đây là bài viết về cây cẩm thị có cung cấp các thông tin về đặc điểm và tính chất của cây. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho bạn đọc đang quan tâm và muốn tìm hiểu về loài cây cẩm thị này.
Trả lời