Sơn chống thấm sân thượng cùng quy trình sơn chống thấm sân thượng từ A đến Z
Sân thượng là một khu vực thống thoáng nhất, với không gian này bạn có thể trồng một số loại cây cho gia đình, cũng có thể là không gian để tổ chức các buổi tiệc nhỏ cuối tuần… Sân thượng cũng là nơi dễ bị ngập úng, ngấm nước nhiều nhất của căn nhà. Một biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này là sử dụng sơn chống thấm sân thượng. Dưới đây là toàn bộ kiến thức về sơn chống thấm sân thượng cùng quy trình sơn chống thấm sân thượng từ A đến Z.
Sơn tường chống thấm được phủ trên mặt tường như một lớp màng bảo vệ sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước và chất lỏng vào kết cấu bề mặt thi công. Việc sử dụng sơn chống thấm ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn kiên cố, giảm thiểu các chi phí phát sinh như sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này. Bao gồm nhiều kiểu sơn như sơn chống thấm ngoài trời hay sơn chống thấm trong nhà, sơn chống thấm sân thượng…
Nguyên nhân dẫn đến sân thượng bị thấm
Để tìm hiểu về vấn đề chống thấm sân thượng cùng quy trình sơn chống thấm từ A đến Z. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về lý do tại sao sân thượng bị thấm hay nguyên nhân khiến sân thượng bị thẩm thấu. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Trần nhà không được chống thấm
Đầu tiên, một trong những nguyên nhân chính cũng như phổ biến nhất dẫn đến tình trạng sân thượng bị thấm là trần nhà không được chống thấm. Hầu hết nhiều ngôi nhà khi được thiết kế và thi công đều bị bỏ qua gia đoạn chống thấm cho trần nhà, từ đó dẫn đến tình trạng trần nhà bị nứt, dễ thấm nước sau một thời gian sử dụng tất nhiên sẽ gây ra tình trạng sân thượng bị thấm.
Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng
Trần nhà và sân thượng chính là nơi tiếp xúc với nước nhiều nhất, vậy nên nếu bạn có áp dụng biện pháp chống thấm nhưng lại sử dụng chất liệu chống thấm không tốt, thi công không cẩn thận thì cũng giống như không sử dụng chống thấm vậy, hiệu quả đều bằng không và rất dễ dẫn đến tình trạng bị thấm nước.
Tác động từ bên ngoài tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như mưa gió, nắng nóng cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng sân thượng bị thấm. Các yếu tố này sẽ tác động rất lớn đến quá trình thấm nước ở sân thượng, đặc biệt những nơi có điều kiện thời tiết khắc nhiệt thì quá trình này diễn ra càng nhanh hơn, mức độ nghiêm trọng hơn.
Bề mặt sân thượng không bằng phẳng, không có nơi thoát nước
Hai nguyên nhân trên khiến nước ở sân thượng bị ứ đọng quá lâu dần dẫn đến tình trạng gây thấm và dột. Sân thượng thấm, không bằng phẳng hoặc không thể thoát nước ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như sinh hoạt của gia đình bạn.
Hậu quả khi không sơn chống thấm sân thượng
Trước khi tìm hiểu về quy trình sơn chống thấm từ A đến Z, bạn nên hiểu trước hậu quả khi không sơn chống thấm sân thượng. Khi thi công sân thượng mà bạn không sơn chống thấm đương nhiên sẽ dân đến những hậu quả:
- Sân thượng bị ứ đọng nước dẫn đến sân thượng bị thấm dần dần sẽ xuất hiện ẩm mốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu công trình ngôi nhà bạn cũng như tính thẩm mỹ mà thậm chó là đến chất lượng cuộc sống.
- Khi sân thượng bị thấm do không sơn chống thấm sân thượng khi thi công sẽ mang đến hậu quả bề mặt trần nhà phía dưới bị nứt, loang lổ vết nước, nghiêm trọng hơn nữa là bong tróc tường, mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ căn nhà.
- Không sơn chống thấm sân còn có thể ảnh hưởng đến đường điện, đường nước đi ngầm trong tường.
Quy trình sơn chống thấm sân thượng
Nói về quy trình, bạn có thể theo dõi quy trình sơn chống thấm sân thượng từ A đến Z sau:
Để cho sơn chống thấm đạt hiệu quả nhất bạn cần sử dụng biện pháp chống thấm ngay trong quá trình thi công xây dựng, khi sơn tường đồng thời quy trình sơn phải đảm bảo đúng chuẩn kỹ thuật từ những người thợ lành nghề, kinh nghiệm cao.
Bước 1
Bước đầu tiên trong quy trình này là chuẩn bị bề mặt để thi công. Chuẩn bị ở đây là làm sạch – làm khô bề mặt sân thượng cần chống thấm
Bước 2
Nếu có nhiều nguyên liệu chống thấm cần pha trộn hỗn hợp chống thấm sân thượng.
Bước 3
Bước tiếp theo là tiến hành sơn chống thấm. Tiến hành phết 2-3 lớp chống thấm chuyên biệt cho sân thượng chú ý mỗi lớp cách nhau tối thiểu 6 đến 8 giờ để lớp sơn bám chặt vào bề mặt sàn nhất.
Bước 4
Đến bước cuối cùng, sau khi lớp chống thấm đã ổn định, ta tiến hành thử khả năng chịu nước mặt sân thượng trong 24 giờ. Cuối cùng tùy theo nhu cầu của bạn mà có thể lát thêm lớp gạch hay lớp đá để tăng thêm khả năng chống nước cho bề mặt sàn.
Lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm sân thượng
Thông tin cuối cùng về vấn đề sơn chống thấm sân thượng cùng quy trình sơn từ A đến Z chính là một số lưu ý khi sơn. Bên cạnh việc chú ý về nguyên nhân, hậu quả của việc không sơn chống thấm hay quy trình sơn chống thấm sân thượng từ A đến Z. Khi sử dụng sơn bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Thứ nhất về việc bảo quản sơn chống thấm phải ở nhiệt độ 5 đến 40 độ C và tránh xa ánh nắng mặt trời.
- Thứ hai, nên hạn chế thi công sơn khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 10 độ C và độ ẩm hơn 85%. Nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
- Lớp sơn thứ nhất phải cách lớp thứ 2 ít nhất là 6 – 8 giờ ở nhiệt độ thường và sau khi sơn tầm 7 ngày là có thể đem vào sử dụng.
- Cuối cùng là với những vết nứt nhỏ có thể quét 3 lớp sơn chống thấm, còn vết nứt lớn thì nên đục rỗng hình chữ V rối mới trét lại hỗn hợp (tỉ lệ: 3 cát – 1 xi măng – 3 sơn chống thấm) trước khi bắt đầu thi công.
Những thông tin về sơn chống thấm sân thượng cùng quy trình sơn chống thấm sân thượng từ A đến Z phần nào sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về sơn chống thấm sân thượng. Bạn nên tham khảo thêm sơn chống thấm tường để bảo vệ tốt nhất ngôi nhà của mình.
Trả lời