Những thông tin hữu ích dành cho bạn về kích thước gạch xi măng
Nếu như trước đây mọi người chỉ thấy gạch nung truyền thống thì ngày nay, với những yêu cầu cao hơn cũng như khắt khe hơn của khách hàng thì gạch không nung đang dần khẳng định vị trí trong ngành xây dựng. Một trong những dòng gạch không nung đang được quan tâm hiện nay là gạch xi măng. Gạch xi măng được đánh giá là loại gạch đa năng hiện nay và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, loại gạch này dường như còn khá mới mẻ khiến nhiều người băn khoăn chưa hiểu rõ về đặc điểm, ứng dụng của nó. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích dành cho bạn về kích thước gạch xi măng
Gạch xi măng là gì?
Gạch xi măng hay còn gọi là gạch bê tông, gạch block là một loại gạch được sản xuất với quy trình của gạch không nung. Loại gạch này được cấu thành từ những nguyên vật liệu như mạt đá, tro bay và liên kết bằng xi măng. Gạch xi măng có kết cấu vững chắc theo nguyên lý hình thành bê tông. Độ vững chắc này không kém gì gạch nung truyền thống.
Loại gạch này có rất nhiều mẫu mã đa dạng như: Gạch thẻ, gạch lỗ thủng, gạch có hoa văn, gạch lát sàn nguyên khối với tính ứng dụng cao. Phù hợp với nhiều loại công trình cũng như phù hợp với nhiều kiểu cấu tạo kiến trúc.
Tất tần tật những thông tin hay nhất về gạch xi măng dành cho bạn
Đặc điểm về kích thước gạch xi măng
Một số đặc điểm nổi bật cũng như thông số của gạch xi măng đáng quan tâm là:
Độ ngậm nước của gạch xi măng rất thấp, đạt dưới 8% trong khi gạch đất sét nung có thể ngậm nước từ 14% đến 18%. Khả năng chống thấm nước của gạch xi măng được phân tích như sau: Gạch được sản xuất bằng công nghệ cao, cốt liệu sẽ được rung ép tốt, tạo ra độ kín, khít và không có lỗ thông nhau, viên gạch sẽ đạt độ chống thấm tốt
Tỷ trọng của gạch xi măng. Do có cốt liệu chính là mạt đá nên gạch xi măng cốt liệu có tỷ trọng đặc khoảng 2.050kg/m3
Công nghệ sản xuất gạch xi măng. Hiện nay có hai công nghệ sản xuất gạch xi măng phổ biến là công nghệ rung – ép và công nghệ ép tĩnh.
Công nghệ rung – ép có công suất lớn, có thể sử dụng đa dạng các loại cốt liệu có kích thước khác nhau.
Công nghệ ép tĩnh phù hợp với phối liệu sử dụng cốt liệu mịn, quy mô công suất nhỏ. Gạch sản xuất theo công nghệ này có bề mặt nhẵn, hình dạng, kích thước tương tự như gạch đất sét nung truyền thống.
Tiêu chuẩn áp dụng sản xuất gạch xi măng
Gạch xi măng hay gạch bê tông được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 6477:2016.
Chuteu – Sàn nội thất số một Việt Nam
Ưu nhược điểm của gạch xi măng
Ưu điểm
Không phải tự nhiên gạch xi măng lại được ưa chuộng và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dung. Gạch xi măng có những ưu điểm vượt trội hơn so dòng gạch nung truyền thống và các dòng gạch khác. Có thể kể đến những ưu điểm như:
Kiểu dáng, mẫu mã, kích thước của gạch xi măng được đánh giá là rất đa dạng, không bị lặp lại. Với ưu điểm này gạch có thể phù hợp với nhiều dạng công trình từ nhỏ đến lớn. Cũnh như phù hợp nhiều kiểu kiến trúc do có nhiều mẫu mã.
Gạch có tính đồng nhất do được sản xuất đồng bộ quy trình. Vẻ bên ngoài rất tự nhiên kể cả ngoài bề mặt lẫn màu sắc.
Độ hút nước thấp, chống thấm tốt. Đây là ưu điểm vượt trội hơn so với gạch nung truền thống. Bên cạnh khả năng chống thấm tốt thì gạch xi măng cũng có tính năng cách nhiệt cách âm cũng tốt hơn gạch nung truyền thống
Cường độ chịu lực của gạch xi măng được đánh giá là khá tốt, chịu được các trọng lượng lớn.
Có khả năng chống mài mòn, chống hóa chất, tia UV nên gạch xi măng có thể giữ được độ mới của công trình sau nhiều năm.
Không sử dụng đất sét, than, củi góp củi trong quá trình sản xuất để nung đốt nên góp phần bảo vệ an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ấy thì gạch xi măng vẫn tồn tại những nhược điểm như:
Khối lượng thể tích cao làm tăng tải trọng công trình. Với đặc tính như một khối xi măng thì khối lượng thể tích của gạch là lớn hơn so với các dòng gạch khác. Sử dụng nhiều gạch sẽ tăng tải trọng cho công trình
Độ hút nước cao hơn so với gạch đất sét nung.
Kích thước viên gạch lớn dẫn đến khối lượng viên gạch nặng gây khó khăn cho công nhân khi xây.
Những thông tin hữu ích về gạch xi măng cốt liệu dành cho bạn
Nên sử dụng loại kích thước gạch xi măng nào?
Tùy vào đặc tính của từng công trình mà bạn lựa chọn gạch xi măng phù hợp với kích thước gạch xi măng.
Nhóm gạch xi măng hay còn gọi là gạch block truyền thống, có kích thước phù hợp để xây công trình phụ. Các loại gạch có tên thường gọi là gạch ba-vanh, gạch bi, gạch táp lô, gạch vồ… thường có kích thước lớn 390x190x150mm.
Nhóm gạch block có kích thước gạch xi măng bằng với gạch tuynel, do người tiêu dùng vẫn quen sử dụng các loại gạch tuynel truyền thống. Nhóm gạch này gồm 2 loại là đặc và lỗ với kích thước phổ biến:
Gạch xi măng đặc hoặc gạch 2 lỗ thường có kích thước là 220x105x60mm, 210x100x60mm.
Gạch 6 lỗ: là kích thước gạch xi măng 220x150x106mm sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Gạch 6 lỗ là kích thước gạch xi măng 75x115x175mm hoặc 2 lỗ 50x85x170mm sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền Trung.
Gạch 4 lỗ là kích thước gạch xi măng 80x80x180mm hoặc 2 lỗ 40x80x180mm được sử dụng phổ biến tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Gạch xi măng hay gạch block rỗng có kích thước gạch xi măng vừa phải, thích hợp thi công xây dựng nhà ở, nhà cao tầng,…Nhóm gạch xi măng rỗng với kích thước chủ yếu là: 390x190x190mm, 390x150x190mm, 400x200x200mm, 400x100x200mm,…
Kích thước gạch xi măng hay gạch block này có lỗ rỗng lớn, thành vách mỏng, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, rút ngắn thời gian xây dựng và tiết kiệm vữa xây và được ứng dụng rộng rãi trên thị trường.
Trả lời