Những loại tranh gốm bát tràng và quy trình làm tranh có thể bạn chưa biết
Tranh gốm bát tràng là dòng tranh mang lại những thú vui rất tao nhã cho người Việt. Tuy nhiên, khi nhắc về dòng tranh gốm bát tràng này thì không phải ai cũng biết rõ về chúng cũng như quy trình làm ra chúng. Do đó, hãy cùng nhau tìm hiểu về dòng tranh gốm bát tràng này và quy trình làm ra tranh gốm bát tràng qua bài viết dưới đây nhé !
1. Có những loại tranh gốm nào?
Tranh gốm bát tràng chủ yếu được sử dụng làm tranh trang trí công trình do đặc điểm về màu sắc và bề ngoài không được đẹp như tranh sứ. Tranh gốm bát tràng được làm họa tiết nổi lên trên mặt tranh với dạng phù điêu. Mặt tranh cũng không được nhẵn cũng như sáng bóng, rất thích hợp với không gian cổ kính.
Những loại tranh phổ biến từ gốm bao gồm: Tranh khổ nhỏ treo tường và Tranh ghép công trình
• Tranh ghép công trình, đây là một loại tranh thường thấy nhất của dòng tranh gốm bát tràng. Với ưu điểm về độ chịu nắng, chịu gió và mọi điều kiện ngoại cảnh. Tranh thường được làm ở ngoài trời để trang trí vườn, sân và tiểu cảnh cũng như các công trình công cộng.
• Tranh treo tường mà làm từ gốm thì thường có kích thước khá nhỏ, khoảng 35 x 60cm. Vì có cấu tạo không chắc chắn cũng như có độ cong vênh khá cao nên kích thước của nó chỉ đạt được ở mức trung bình. Tranh gốm được làm phù điêu và sau đó vẽ màu lên và đóng khung treo.
2. Quy trình làm tranh gốm bát tràng
Quy trình làm tranh trải qua 4 bước:
Bước 1: Trước tiên là chuẩn bị nguyên liệu, đất sét thì sẽ được lọc ở dạng lỏng để giúp loại bỏ cặn cũng như tạp chất trong đất. Sau đó thì để khô cho dẻo lại, trải ra nền, tiến hành cán đất phẳng dưới nền. Khoảng rộng khi đó tùy vào kích thước bức tranh.
Bước 2: Tiến hành làm phù điêu, bắt đầu các thao tác làm phù điêu lên trên mặt tranh, các chi tiết sẽ được tiến hành làm nổi. Đây là công đoạn chính và mất nhiều công nhất. Thời gian thực hiện nhiều nhất nằm ở bước này.
Bước 3: Tiến hành cắt tranh, sau khi tranh đã được làm xong thì sẽ cắt nhỏ thành từng miếng. Những đường cắt thường thì không cần thiết phải thẳng hàng. Cắt theo cảnh hay theo nét khắc sao cho phù hợp là được.
Bước 4: tiến hành nung đốt, sau khi đã hoàn thành cắt nhỏ bức tranh gốm bát tràng thành từng miếng nhỏ. Sẽ tiến hành nung đốt nó trong lò. Khi được nung ở nhiệt độ cao trong lò thì gốm sẽ được đun chín để nổi màu sắc và được bền chắc cấu trúc. Thường thì sẽ nung đốt nó trong vòng 2 -3 ngày.
Bước 5: Hoàn thiện tranh, tranh gốm bát tràng sẽ được chuyển đến công trình thi công để tiến hành lắp đặt. Người thợ khi đó sẽ ghép từng miếng theo thứ tự, theo bố cục của bức tranh. Thường thì sẽ ghép xuôi từ trên xuống, hoặc là từ dưới lên. Những mảnh ghép nhỏ thì sẽ được ghép sát vào nhau, ăn khớp với nhau theo vết cắt.
Trả lời