Một số bệnh của hoa phong lan nên biết
Phong lan là loài hoa ưa độ ẩm, thích nơi thoáng mát và không chịu được đọng nước, vì vậy nhiều người cho rằng hoa phong lan khó trồng và khó chăm sóc. Kỳ thực việc trồng và chăm sóc hoa phong lan không khó như chúng ta hay nghĩ. Chỉ cần bạn chú tâm và cẩn thận trong việc chăm sóc để đảm bảo các điều kiện và yếu tố cơ bản như ánh sách, nước, độ ẩm, giá thể, chất dinh dưỡng thì cây hoa phong lan có thể phát triển tốt và cho ra hoa rất đẹp.
Tuy nhiên, do sự thay đổi về thời tiết và một số yếu tố từ người trồng thì hoa phong lan có thể bị nhiễm một số loại nấm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin của một số bệnh của hoa phong lan nên biết, từ đó phòng ngừa và chữa trị cho hoa.
Chăm sóc hoa phong lan có khó không
Phong lan là loài hoa ưa độ ẩm, thích nơi thoáng mát và không chịu được đọng nước, vì vậy nhiều người cho rằng hoa phong lan khó trồng và khó chăm sóc. Kỳ thực việc trồng và chăm sóc hoa phong lan không khó như chúng ta hay nghĩ. Chỉ cần bạn chú tâm và cẩn thận trong việc chăm sóc để đảm bảo các điều kiện và yếu tố cơ bản như ánh sách, nước, độ ẩm, giá thể, chất dinh dưỡng thì cây hoa phong lan có thể phát triển tốt và cho ra hoa rất đẹp.
Một số bệnh thưởng có ở hoa phong lan
Hoa lan bị vàng lá
Hoa phong lan là loài cây thích hợp với những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng tự nhiên. Nhưng chúng không chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp, gay gắt, vì vậy cần trồng hoa lan ở những nơi có bóng râm, ánh sáng được lọc qua tán lá hoặc mái che. Khi bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lá lan sẽ dần bị mất nước, dẫn đến vàng lá, cháy lá. Đây là một loại bệnh khá phổ biến ở lan, đặc biệt là vào mùa hè, bạn chỉ cần hơi sơ suất thì cây lan của bạn có thể bị vàng lá.
Một nguyên nhân nữa khiến cho hoa phong lan bị vàng lá đó là do cây bị úng nước. Mặc dù phong lan thích ẩm những không chịu được nước đọng. Việc tưới quá nhiều nước cho cây sẽ dẫn đến bộ rễ của lan bị ngập trong nước, bị mềm chuyển sang màu nâu và bị thối và chết rễ. Khi cây hoa phong lan bị chết rễ thì cây sẽ ngừng phát triển, toàn bộ lá cây ngả vàng và bị rụng.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hoa phong lan bị vàng lá có thể là do cây đã được bón phân tưới phân quá liều. Việc bạn cần làm là rửa lan bằng nước sạch, nếu có thể hãy thay giá thể mới cho lan để cây không bị xót. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý để phân biệt, tránh nhầm lẫn với trường hợp lan bị vàng lá do lá già đến tuổi rụng.
Hoa phong lan bị đốm lá
Nguyên nhân của loại bệnh này trên hoa phong lan là do một loại nấm khuẩn tên là Cercospora gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan vào mùa mưa khi những khu vườn lan có độ ẩm cao vượt mức và không giữ được sự lưu thông không khí. Triệu chứng của bệnh này xuất hiện trên các lá cây, những đốm đen hoặc vàng từ những chấm nhỏ li ti dần lan lớn và làm đen, thối lá. Những chiếc lá bị bệnh sẽ dần đổi sang màu vàng, bị rụng lá, làm cho cây bị suy giảm khả năng quang hợp. Từ đó cây sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển và khó có thể cho hoa lan tươi
Cách phòng ngừa tốt nhất là bạn phải giữ cho độ ẩm của vườn lan vừa phải, thiết kế vườn lan phải thoáng khí, có gió lùa vào ra. Ngoài ra , bạn có thể sử dụng cách phun phòng thuốc trừ nấm Carbenzim + Dipamate hoặc hỗn hợp thuốc Cadilac.
Hoa lan đen thân cây non
Nguyên nhân của bệnh đen thân hoa phong lan là do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Loại nấm này nảy sinh ở phần rễ và gốc thân của cây, phần cây bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các vết màu nâu, màu đen sau đó sẽ dần bị khô tóp lại. Lá phía trên của những đoạn thân bị bệnh sẽ bị chuyển vàng, bị héo và rụng.
Cách phòng tránh các loại bệnh đó ở hoa phong lan
Trồng và chăm sóc:
Để lan sinh trưởng và phát triển ổn định thì đầu tiên bạn phải trồng lan đúng cách, đúng kỹ thuật. Từ việc lựa chọn giống, chọn giá thể cho đến chọn đất trồng đều quyết định đến khả năng sống sót của cây hoa phong lan. Bạn nên thiết kế giàn lan ở nơi thông thoáng, không bị chiếu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và đặc biết phải có khả năng thoát nước tốt.sàn nội thất
Sau khi đã trồng lan và cây sống ổn định thì việc tiếp theo cần làm là duy trì việc chăm sóc thật tốt. Bộ rễ là bộ phân quyết định việc cây có thể hấp thu được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây hay không, vì vậy việc chăm sóc tốt cho bộ rễ là cực kỳ quan trọng. Trong quá trình chăm sóc bạn cần thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những đoạn rễ già, bị hư thối để tránh lây bệnh sang những rễ khác. Bên cạnh đó, việc chăm sóc lá cây cũng cực kỳ quan trọng, lá là bộ phận giúp cây hô hấp và quan hợp giúp lưu chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến toàn bộ cây.
Việc bổ sung nguồn dinh dưỡng thường xuyên giúp cây luôn được khỏe mạnh, phát triển ổn định và cho ra những bông hoa to, đẹp. Khi tiến hành việc bón phân cho hoa phong lan bạn cũng cần lưu ý đến thời điểm và lượng phân phải bón. Chỉ cần bón một lượng vừa đủ nếu không cây sẽ dễ bị ngộ độc. Nếu bón không đúng thời điểm thì lan sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây lãng phí phân bón.
Phòng ngừa
Từ xưa ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy việc phòng ngừa bệnh cho hoa phong lan ngay từ ban đầu là rất cần thiết. Việc đầu tiên để phòng ngừa bệnh cho lan đó là bạn phải chọn lựa những cây lan khỏe mạnh, hoa lan với vẻ đẹp mạnh mẽ, không bị bệnh. Sau khi trồng riêng nếu cây phát triển bình thường không bị bệnh thì bạn với chuyển chúng qua với những cây khác. Tiếp theo đó là phải luôn giữ cho khu vườn của mình được thoáng khí, độ ẩm đảm bảo không quá thấp hoặc quá cao và đặc biệt là phải tránh ánh nắng trực tiếp.
Trả lời