Giới thiệu cây cúc tần ấn độ leo giàn vừa trang trí ban công vừa trang trí sân vườn
Cây cúc tần Ấn Độ là một trong những loại cây trồng ở ban công chịu nắng rất tốt, được rất nhiều người ưa chuộng lựa chọn trồng. Cây này không chỉ có tác dụng trang trí mà còn giúp cho không gian sống của bạn thêm ấm vào mùa đông. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cây cúc tần ấn độ leo giàn vừa trang trí ban công vừa trang trí sân vườn.
Cúc tần ấn độ là gì?
Cây cúc tần Ấn Độ hay còn được gọi với tên gọi khác là cây mành trúc và cây có tên trong khoa học là Vernonia Elliptica. Cây này là loài thực vật có hoa và cây thuộc họ với Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc xuất xứ của cây leo ban công này là bắt nguồn từ Ấn Độ.
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ, cây xanh tốt quanh năm. Chính vì thế, cúc tần Ấn Độ được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng để làm cảnh ở trong nhà.
Đặc điểm của cúc tần ấn độ
Cây cúc tần Ấn Độ mọc lan dải thành các chuỗi dài san sát liền kề nhau tạo thành một tấm mành rất lớn. Do đó cây này hay được trồng làm cây rủ xuống ban công, nhìn trông giống như bức tường hay dải lụa xanh mát che bớt cái oi bức của mùa hè.
Thân cây này có màu xanh, nó được phủ bởi một lớp lông mịn có màu hơi xám khi cây còn non. Còn khi lúc cây già, thân cây sẽ chuyển hẳn sang màu nâu. Thân cây có rất nhiều cành nhánh, rất mềm mại và cũng rất dễ uốn có thể leo cao hoặc rủ xuống. Thế nên cây này rất thích hợp để làm cây leo trồng ban công. Hơn nữa, thân cây này sẽ không mọc rễ phụ nên rất sạch sẽ, không làm bẩn tường khi cây leo bám.
Lá cây cúc tần có dạng như trứng phía đầu hơi nhọn, có màu xanh đậm. Lá cây rất dày và khỏe mạnh, quanh năm ít khi lá bị rụng mà lại rất xanh tốt. Lá cúc tần mọc bên trên cuống ngắn, phủ dày đặc dọc theo thân của cây.
Hoa cúc tần Ấn Độ sẽ kết thành từng chùm những bông hoa xinh xắn. Mỗi bông hoa đều có 5 cánh nhỏ nhắn có và có một màu hồng nhạt. Chắc chắn bạn sẽ phải đứng hình khi nhìn thấy hình ảnh cây cúc tần vào mùa hoa rất đẹp đẽ.
Cây cúc tần Ấn Độ liệu có quả không? Câu trả lời là có nhé, quả của cúc tần có màu nâu và có dạng hình trụ 5 góc.
Trong cây cúc tần Ấn Độ có độc không? Theo nhiều chuyên gia về cây cảnh họ khẳng định cây này có hàm lượng độc tố rất thấp. Nếu vô tình ăn phải thì mức độ nặng thì chỉ có thể bị ngứa và nôn mửa. Để chọn cây xanh trang trí không gian sống của ngôi nhà mình, nhất là những nhà có trẻ nhỏ sẽ thường quan tâm đến độc tố của cây. Nhưng bạn có thể yên tâm chọn trồng cây cúc tần này vì đây là loại cây dây leo mọc rất xa tầm tay trẻ nhỏ.
Cúc tần ấn độ trồng ban công và sân vườn được không?
Cây cúc tần ấn độ có thể trồng ở ban công và sân vườn vì cây này có công dụng trang trí làm đẹp không gian sàn nội thất và cây cúc tần còn mang ý nghĩa trong phong thủy rất tích cực. Với sức sống của cây vô cùng mãnh liệt, và lan rộng khắp, cây cúc tần Ấn Độ còn mang lại những năng lượng tích cực giúp mọi người luôn luôn yêu đời, lạc quan và tin tưởng vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cúc tần còn là biểu tượng đặc trưng cho sự may mắn, thể hiện niềm tin và sự hy vọng mãnh liệt của con người.
Cách chăm sóc cúc tần ấn độ leo giàn nhanh nhất
Công việc chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ leo giàn cũng rất đơn giản vì cây này có sức sống rất mạnh mẽ cũng như cây có khả năng thích nghi rất tuyệt vời.
Trước tiên về ánh sáng, bạn có thể chọn nơi trồng cây ở một vị trí có ánh sáng đều hoặc nơi có một chút bóng râm, thậm chí là cực ít nắng, thì cây cũng đều có thể sinh trưởng và phát triển được.
Về nước thì nhu cầu tưới nước nhiều nên cây cần có chế độ nước tưới trung bình. Lúc cây mới trồng nếu bạn muốn cây nhanh lớn thì bạn nên tưới nước thường xuyên tối thiểu là 1 lần/ngày. Khi cây đã bắt đầu phát triển ổn định hơn thì bạn có thể giảm số lần tưới nước đi, và tưới cây tuỳ theo khí hậu thời tiết mưa hay khô nhé.
Về nhiệt độ, cây cúc tần là loài cây rất đặc biệt nó có thể chịu được cả nóng và lạnh rất tốt. Hơn nữa cây này còn không bao giờ bị rụng lá ngay cả khi vào mùa đông mà cây vẫn luôn xanh tươi.
Về độ ẩm, cây cúc tần là loài cây rất ưa ẩm nhưng cũng có thể chịu được khí hậu thời tiết hanh khô đó.
Về bón phân, để cây sinh trưởng phát triển tốt, đẻ ra nhiều cành nhánh và luôn giữ được độ tươi xanh cho lá,thì bạn nên cung cấp cho cây phân hữu cơ trong khoảng 1 – 2 lần/tháng. Hay tầm khoảng 2 – 3 tháng, bạn có thể trộn thêm khoảng 2gr phân NPK để bón cho cây nhé.
Về phòng chống sâu bệnh, cây cúc tần là loại cây rất ít bị tấn công bởi sâu bệnh hại. Chính vì vậy bạn chỉ cần thỉnh thoảng cắt tỉa cho cây gọn gàng, dọn những lá bị vàng úa quanh gốc để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe cho cây cúc tần. Tuy nhiên, cây hay bị vàng lá trong giai đoạn mới trồng do nguyên nhân cây bị thừa nước hoặc thiếu nước. Vì vậy sau khoảng 1 tháng trồng cây, bạn nên chú ý đến việc điều chỉnh chế độ nước tưới hợp lý hơn.
Bài viết này tôi đã giới thiệu cho bạn về cây cúc tần ấn độ leo giàn vừa trang trí ban công vừa trang trí sân vườn bạn có thể đọc qua nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo cây cúc tần Việt Nam nhé. Công dụng của các bộ phận trong cây cúc tần ở Việt Nam từ rễ, thân, lá đều được thu hái làm thuốc rất tiện lợi nên bạn có thể trồng ở trong sân vườn đó.
Trả lời