Công dụng đặc biệt của ván gỗ công nghiệp trong trang trí sân vườn hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại ván công nghiệp gỗ được rất nhiều người biết và sử dụng rộng rãi. Cụ thể: gỗ ván dăm MFC; MDF; HDF; Plywood; gỗ ghép thanh; ván gỗ nhựa. Mỗi một loại ván gỗ công nghiệp đều sẽ có những ứng dụng riêng nhất định. Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu rõ về những công dụng mà các loại ván gỗ công nghiệp đem lại nhé.
Ván gỗ công nghiệp là gì?
Ván gỗ công nghiệp là một trong những sản phẩm có mặt hầu hết trong tất cả lĩnh vực của đời sống chúng ta ngày nay bao gồm bàn ghế, giường ngủ hay tủ quần áo và chúng là những sản phẩm để trang sàn nội thất làm cho không gian gia đình trở nên đẹp hơn. Ván gỗ là sản phẩm có giá thành thấp so với các loại gỗ tự nhiên và với nhiều ưu điểm nổi trội nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Chất liệu gỗ tự nhiên được làm từ thân cây với giá thành cao được dùng để phân biệt với gỗ công nghiệp(Wood – Based Panel). Bằng phương pháp sử dụng keo hay hóa chất kết dính gỗ vụn ván gỗ này được hình thành tạo ra tấm gỗ hoàn chỉnh. Ván gỗ công nghiệp ngoài ra còn chủ yếu được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tái sinh hay cành của gỗ tự nhiên.
Vì thế, về mặt tính chất thì ván gỗ công nghiệp là loại ván gỗ sẽ kém chất lượng hơn so với ván gỗ tự nhiên, nên người ta đã dùng thêm một số hóa chất để gia cường cho sản phẩm làm cho sản phẩm trở nên đẹp, bắt mắt hơn. Chính vì vậy, những món đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp có giá thành khá thấp so với gỗ tự nhiên nhưng độ bền, đẹp của nó không kém gì gỗ tự nhiên.
Đặc điểm của ván gỗ công nghiệp
Các loại ván gỗ như ván gỗ thông, ván gỗ ép…đều có tên gọi chung là ván gỗ công nghiệp cùng để chỉ các vật liệu gỗ được tạo nên bằng cách sử dụng các chất kết dính, liên kết các phần tử gỗ lại với nhau tạo thành ván gỗ. Để nhận biết các loại ván gỗ thì mỗi loại ván gỗ khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ ràng về các phần tử gỗ, kích thước, mật độ.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gỗ công nghiệp phổ biến chúng ta có thể kế đến như: ván dăm nếu kết dính các dăm gỗ lại với nhau; ván sợi MDF nếu kết dính các sợi gỗ với nhau sẽ tạo nên; ván gỗ HDF nếu kết dính các bột gỗ với nhau; chồng các lớp ván mỏng lạng từ gỗ tự nhiên với nhau sẽ tạo thành ván gỗ dán và ghép các thanh gỗ với nhau tạo thành ván gỗ ghép thanh.
Một số ưu điểm của ván gỗ :
Đầu tiên phải kể đến giá so với gỗ tự nhiên thì giá gỗ công nghiệp rẻ hơn nhiều. Về thành phần ván công nghiệp có thành phần chủ yếu được làm từ các mảnh vụn gỗ, các nhánh cây gỗ, các loại gỗ ngắn ngày… Công nghệ sản xuất gỗ cũng khá đơn giản, thời gian gia công nhanh nên giá thành của ván gỗ công nghiệp rẻ hơn khá nhiều so với ván gỗ tự nhiên.
Ưu điểm tiếp theo ván gỗ không bị biến dạng sau một thời gian sử dụng ít bị cong vênh, co ngót.
Đây có lẽ là một ưu điểm nổi bật nhất của ván gỗ công nghiệp so với các loại ván gỗ khác và được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng. Bởi vì ván gỗ khi sản xuất đã được người thợ xử lý kỹ thuật để tránh các tình trạng cong vênh, co ngót nêu trên và với điều kiện thời tiết nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa , các loại gỗ thường dễ bị cong vênh, biến dạng nhưng gỗ công nghiệp có ưu điểm đặc biệt là khắc phục được điều đó.
Ưu điểm thứ ba là ván gỗ có thể thi công nhanh chóng, sản xuất hàng loạt. Ván gỗ sẽ được ép lại tạo thành các tấm gỗ với nhiều kích thước tiêu chuẩn, độ dày khác nhau, khi sản xuất đồ dùng trang trí sàn nội thất chỉ cần cắt, ghép và dán nên thực hiện rất nhanh, không cần kỳ công và không mất nhiều thời gian, công sức.
Ưu điểm cuối cùng khả năng chống ẩm tốt ván gỗ MFC chống ẩm, MDF chống ẩm lõi xanh là một số loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm mốc tốt, thích hợp cho những vị trí nhiều độ ẩm như nhà bếp, cửa nhà vệ sinh…
Một số hạn chế của các loại ván gỗ:
Về độ bền thì so với gỗ tự nhiên có độ bên thấp hơn: Ván gỗ thường có tuổi thọ từ 5-10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào từng loại ván cụ thể. Tuổi thọ cũng có thể cao do cách sử dụng và giữ gìn của mỗi người, tuy nhiên nhìn chung thì tuổi thọ của ván gỗ công nghiệp sẽ thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Với độ bền của ván gỗ công nghiệp này thì đây không phải là độ bền lý tưởng của các món đồ nội thất, tuy nhiên chúng là khoảng thời gian hợp lý để bạn có thể thay mới phong cách nội thất để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội giúp cho gia đình có nội thất theo tìm xu hướng hiện tại. Ngoài ra, ván gỗ công nghiệp không thể chạm trổ khắc các họa tiết phức tạp lên bề mặt được như gỗ tự nhiên.
Các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại và chúng được phân chia dựa theo cốt gỗ, dưới đây là một số loại phổ biến.Cụ thể:
Cốt gỗ ván dăm MFC Là loại ván gỗ được sản xuất chủ yếu từ các nhánh cây, mảnh vụn gỗ, các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su. Do là loại gỗ ván dăm nên gỗ sẽ không mịn, chúng ta có thể quan sát được rất rõ các dăm gỗ bằng mắt thường. Trên thị trường hiện có hai loại gỗ MFC đó là loại thường và MFC chống ẩm.
Cốt gỗ MDF hay còn gọi là ván mịn có đặc điểm là mịn, nhẵn nhụi, có cấu trúc đồng nhất được sản xuất từ các mảnh vụn gỗ, nhánh cây tự nhiên và dễ dàng cưa xẻ định hình dễ dàng, có thể đóng đinh, chà nhám như gỗ tự nhiên. Về độ bền so với ván dăm thì gỗ MDF ván sợi sẽ có độ bền cao hơn đạt nhiều ưu điểm hơn do các sợi gỗ được phân bổ với mật độ cao.
Ván gỗ MDF có rất nhiều loại và có loại cơ bản như: MDF thường dùng trong nhà, MDF chống ẩm, MDF mặt trơn, MDF mặt không trơn. Nếu ngâm trong nước lâu thì sợi gỗ sẽ bị trương nở và làm hỏng tấm gỗ bởi vì dù gỗ MDF là loại chống ẩm dù chống ẩm mốc tốt nhưng không có khả năng chịu nước.
Ứng dụng của ván gỗ công nghiệp trong trang trí sân vườn
Ngày nay, có rất nhiều loại ván gỗ như: ván gỗ ép, ván gỗ thông được sử dụng rộng rãi trong trang trí sàn nội thất. Cụ thể chúng ta có thể dùng để trang trí góc sân vườn làm cho không gian vườn trở lên đẹp hơn và đây có lẽ sẽ là không gian tạo cảm giác thoải mái cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trả lời