Cây ngải cứu có khử được mùi nhà vệ sinh không?
Một trong những loại cây được liệt kê trong danh sách thảo dược phổ biến và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền đó là cây ngải cứu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nguồn kiến thức chi tiết hơn về cây ngải cứu, ngoài những lợi ích vô cùng tốt và cách sử dụng còn có những thông tin về nhược điểm tiềm ẩn của loại cây này mà bạn cần biết để sử dụng đúng nhất cây thuốc này.

Nguồn gốc cây ngải cứu
Cây ngải cứu còn có tên gọi khác là Latin là Artemisia absinthium, đây là một loại cây cỏ có giá trị cao, ngải cứu mang một mùi hương rất đặc biệt chỉ cần ngửi là cũng có thể phân biệt được, hiện nay loại cây này được sử dụng như một loại thảo dược có nhiều lợi cho sức khỏe. Cây ngải cứu mặc dù có nguồn gốc từ vùng ôn đới Châu Âu nhưng vì đặc tính rất dễ phát triển trên nhiều vùng khí hậu khác nhau, đến nay cây ngải cứu được trồng và có trở nên hoang dại có thể tìm thấy ở bất kì đâu trên thế giới từ Châu Á, Châu Phi và cả châu Mỹ.
Ngải cứu là loài cây ưa môi trường ẩm, thường được các gia đình lựa chọn để trồng trong vườn của mình, hay trồng tại các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. Cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn dễ nhầm lẫn với những loài khác. Mùa xuân và mùa hè là khoảng thời gian cây sẽ sinh trưởng mạnh; về mùa đông, phần thân cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. Ngải cứu tuy ra hoa quả nhiều quanh năm nhưng hạt không được sử dụng để gieo trồng. Thân ngải cứu có màu trắng bạc hoặc xanh bạc không quá 30cm, lá cây có màu vàng-xanh và hoa có dạng búp màu sáng hoặc màu vàng nhạt. Trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay, tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc.
Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh, làm thuốc thì cây ngải cứu, cây hoa đỗ quyên hay cây bạc hà đều có thể có tác dụng khác đó là khử được mùi hôi của khư vực nhà vệ sinh cho gia đình bạn!
Công dụng của cây ngải cứu
- Một công dụng rất hữu ích cho phái nữ đó là cây ngải cứu có thể làm thuốc điều kinh nếu kinh nguyệt, nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng khi đến ngày bắt đầu và cả những ngày đang có kinh, lấy 10g ngải cứu khô, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi làm 2 lần một ngày. Sau 1-2 ngày sử dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
- Đối với những người đang mang thai, ngải cứu sẽ có tác dụng an thai nếu gặp hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gram lá ngải cứu kết hợp với lượng lá tía tô tương tự, sắc cùng với 600ml nước, sắc cạn đến khi còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày.
- Có thể sơ cứu vết thương bằng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, làm như vậy máu sẽ cầm nhanh chóng, giảm đau nhức.
- Lá ngải cứu tươi còn có tác dụng làm đẹp, chúng ta sẽ giã nát đắp lên mặt để 20′ rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy giúp trị mụn, mẩn ngứa và sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì xay nát lá rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
- Chỉ với một lượng 300gram ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ) giúp chữa những bệnh đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt. Sau khi chế biến vắt lấy nước uống trưa, chiều liên tục trong 1 đến 2 tuần.
- Một nắm lá ngải cứu thái nhỏ, đánh tan với trứng gà, thêm gia vị, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn giúp lưu thông máu lên não ngoài ra còn trị được chứng suy nhược cơ thể, kém ăn
- Trị cảm cúm, đau cổ họng, đau đầu, ho, đau dây thần kinh với 300gram ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Đun hỗn hợp cùng nhau trong 2 lít nước, sau khi sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Hoặc nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống lúc khát duy trì liên tục trong 3-5 ngày.
- Ngoài tác dụng về sức khỏe thì cây ngải cứu còn có tác dụng khử mùi hôi nhà vệ sinh rất tốt!

Cách chăm sóc cây ngải cứu
(i) Khi đã chọn được giống cây thì cắt thành từng đoạn có độ dài khoảng 7 – 10cm. Sau khi cắt thành từng đoạn, cắm xuống đất sâu 3 – 5 cm tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích cho cây nhanh ra lá mới, nhưng bạn không được cắt hết tất cả các lá vì như vậy cây không quang hợp được sẽ bị chết.
(ii) Trồng cây với khoảng cách hàng là 25cm, khoảng cách giữa các cây là 10cm, không nên trồng dày vì dễ tạo môi trường cho sâu bệnh, hoặc nếu trồng thưa quá thì sẽ không tận dụng được tối đa diện tích. Sau khi trồng xong, tốt nhất nên phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, trồng vào buổi chiều cây sẽ không bị mất nước nhiều.
(iii) Với giai đoạn bón phân sẽ phụ thuộc vào từng loại đất để chúng ta điều chỉnh lượng phân bón. Có thể lựa chọn bón lót bằng phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh hoặc bón thúc vào thời điểm sau khi trồng từ 10-15 ngày.
(iv) Vì cây ngải cứu ưa ẩm nên cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là giai đoạn cây con còn non, vừa mới trồng rễ chưa sâu nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn và yếu ớt. Hình thức tưới có thể tưới phun mưa hay tưới bằng vòi xịt đều được và nên tưới đẫm 1 – 2 lần/ngày.
(v) Phòng trừ sâu bệnh hại và làm cỏ
- Bản thân cây ngải cứu là cây dược liệu dễ mọc và hay mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công và cũng rất ít bị sâu bệnh hại. Tuy ít nhưng vẫn sẽ gặp phải một số loài gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu… nên dùng các biện pháp thủ công để phòng ngừa và tiêu diệt nếu có như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng…
- Nếu ở công đoạn làm đất được xử lý tốt thì cỏ sẽ bị hạn chế. Nhưng nếu không thì ở giai đoạn mới trồng, do các tán cây chưa giao với nhau, dễ hình thành các khoảng trống để cỏ dại phát triển. Cũng như với các loại sâu bệnh, chúng ta nên dùng các biện pháp thủ công để dọn cỏ như nhổ bằng tay hoặc dùng các dụng cụ chuyên để làm cỏ. Cho đến khi cây đã giao tán thì cỏ dại sẽ không còn mọc nhiều nữa.
Trả lời