Cây kim ngân là gì? Cây kim ngân có ý nghĩa thế nào trong việc học hành
Cây kim ngân có lẽ là một loại cây không quá xa lạ và rất được nhiều người biết đến. Với khả năng thanh lọc không khí hạn chế được các tác nhân xấu ảnh hưởng. Nhưng có bao giờ bạn thực sự hiểu rõ và tìm hiểu kỹ về loại cầy này chưa. Và ý nghĩa của của cây kim ngân đối với cuộc sống học hành hay công việc như thế nào? Để giải đáp các vấn đề thắc mắc của bạn về loại cây này. Hôm nay chúng tôi sẽ mang đến tất tần thật về đặc điểm công dụng của cây. Hãy cùng với chúng tôi điểm qua các tính năng ưu việt mà chỉ ở loại cây này có nhé!
Đặc điểm của cây kim ngân
Cây kim ngân (tên khoa học Pachira Aquatica) là loại cây có xuất xứ từ Mexico, Brazil. Chúng sinh sôi nảy nở tại cá vùng đầm lầy và ít được ai biết đến. Từ năm 1980, loại cây này được một người gốc Đài Loan lai tạo dáng. Rồi bắt đầu từ đó cái tên về loại cây này mới dần được xuất hiện. Là loại cây có thân cây chắc chắn, dẻo dai và chiều cao tối đa của cây khoảng 6m. Tán lá to màu xanh bắt mắt và xoè rộng dang ra như một bàn tay. Loài cây này ít khi nở hoa và nếu có nở thường chỉ nở vào ban đêm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa có màu kem nhạt và tỏa ra một hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng.
Tùy theo vào từng nhu cầu bạn có thể chọn từng kiểu kích cỡ hay kiểu dáng cây khác nhau. Để rồi từ đó có thể bố trí theo từng phòng cụ thể. Nếu bạn muốn đặt ở dưới mặt đất thì nên chọn những cây có tán là to và thân to hơn. Đi kèm với những kiểu dáng chậu đặc trưng theo sở thích của gia chủ. Nếu bạn muốn đặt trên bàn thì nên chọn những mẫu dáng cây nhỏ hơn.
Cây kim ngân có độc không
Hiện nay, có thể nói rằng chưa có thông báo nào thống kê về việc cây kim ngân gây ngộ độc. Tuy nhiên, đây cũng không phải là loại cây ăn được nên tuyệt đối không nên sử dụng. Ngược lại trong quả của cây kim ngân lại có chứa các chất CPFA. Những hoạt chất này khi để chuột ăn chúng đều bị chết và có sự phá hủy các vấn đề nội tạng. Nhưng hiện nay, các giống cây ở Việt Nam thì hầu như rất ít ra quả. Để đảm bảo an toàn nhất bạn cũng cần nên tránh xa tầm tay trẻ em.
Có nên dùng cây kim ngân để bàn không
Trường hợp bạn dùng để bàn khi sử dụng các loại cây này thì nên chọn những chậu nhỏ. Và những cây có kiểu dáng đơn giản không quá to để thuận tiện cho việc để bàn. Đồng thời, khi để bàn những loại cây này cũng sẽ giúp tăng thêm độ thẫm mỹ cho chiếc bàn học. Và còn có tác dụng thanh lọc không khí mang đến sự tươi mới cho người sử dụng. Hay có thể hiểu được rằng đây là một loại cây phong thủy bạn không nên bỏ qua. Tạo nên sự thịnh vượng cho quá trình học tập.
Bên cạnh đó, một loại cây mà cũng có thể để bàn giống với tính năng của cây kim ngân là cây sen đá. Có thể dùng những chậu sen này điểm thêm cho chiếc bàn học.
Cách chăm sóc cây kim ngân
Để đảm bảo cây kim ngân được phát triển toàn diện tối ưu nhất trong một khoảng thời gian lâu. Thì bạn cần phải có cách chăm sóc đúng cách và đúng quy trình. Cũng như chọn đất hay tưới nước ra sao, … Để hiểu rõ hơn quá trình này, chúng ta hãy cùng điểm qua các bước chăm sóc đúng cách loại cây này nhé.
Đầu tiên là thành phần đất trồng cây
Đất thịt được trộn đá Perline giúp thoáng đất, đảm bảo đáy chậu phải có lổ thoát nước. Tốt nhất nên lót sỉ (dạng viên) để nước có thể dễ dàng thoát, tránh việc ngập úng. Đất TS2 là thành phần giúp kích thích rễ cây kim ngân lớn phát triển mạnh mẽ. Kiểm tra đất thường xuyên tránh đất bị nhiễm vi khuẩn và các hoạt chất gây hại khác. Nên bón phân vừa đủ để cây phát triển từ khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Nhiệt độ hợp lý cho cây sinh sôi
Nếu trồng cây ở môi trường tự nhiên thì nhiệt độ thích hợp nhất là từ 10 đến 40 độ C. Riêng đối với nhiệt độ phòng/nhiệt độ trong nhà thì phù hợp nhất sẽ từ 15-25 độ C. Mặc dù cây có khả năng thích ứng vào từng nhiệt độ nhanh chóng như thế nhưng bên cạnh đó cây vẫn dễ bị xốc nhiệt. Nếu đang ở trong một môi trường quá lạnh chuyển sang quá nóng sẽ khiến cây không thích nghi kịp. Dễ dẫn đến các tình trạng chết yểu hay các tình trạng không đáng có cho cây. Vì thế chúng ta cần nên lưu ý rõ điều này nhé, tránh để xảy ra đáng tiếc. Hãy đặt vào phòng ở nhiệt độ bình thường, khi đã quen với nhiệt độ phòng thì bạn có bật điều hòa.
Cách tưới nước đúng và lượng ánh sáng phù hợp
Có lẽ đây là 2 nhân tố cũng ảnh hưởng không kém đến sự phát triển của cây kim ngân. Đây là dòng cây không ưa nước vì thế bạn cần nên tưới nước một cách hợp lý. Nếu bạn đặt cây ở trong phòng thì cần lên lịch tưới cho đúng cách tránh tưới quá nhiều cây sẽ bị úng. Đồng thời, cây rất ưa ánh sáng tự nhiên nhưng không phải là ánh sáng quá gắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến cây. Nếu bạn không có điều kiện thời gian rãnh để tắm nắng cho cây. Thì bạn có thể bật đèn điện để cây hấp thụ vẫn được. Cây vẫn sẽ đảm bảo phát triển như thường lệ và sinh sôi mạnh.
Cách bón phân đúng cách hiệu quả
Chỉ nên bón phân cho cây kim ngân vào thời gian bắt đầu năm thứ hai sau khi trồng cây. Tiếp đó có thể sử dụng phân bón trộn với nước để tưới vào mùa hè. Riêng các mùa còn lại thì không cần phải tưới. Phân bón được dùng phổ biến là NPK 20-20-10 được hòa với tỉ lệ 10g/1lít nước. Những kiểu phân này có thể mua ngay tại các cửa hàng nông sản chuyên dụng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích về loại cây kim ngân độc đáo này mà bạn cần nên biết. Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ được các quy trình chăm sóc cây hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn được nhiều điều hơn khi lựa chọn loại cây này. Để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn bạn có thể tham khảo tại các sàn nội thất học tập tại Việt Nam. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn được nhiều loại cây nhiều sản phẩm nội thất đa dạng.
Trả lời