Tất tần tật kiến thức về cúc tần vừa trang trí sân vườn vừa làm thức ăn ngon hiện nay
Cúc tần là một loại cây họ cúc thường được trồng trong sân vườn, bờ hiên, hàng rào. Cây cúc tần mọc ở khu vực đồng bằng, ưa đất thịt tơi xốp nhưng không chịu được ngập úng. Vốn là một loài cây mọc dại nên cây cúc tần khá dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều.Cây cúc tần rất thân thuộc và gần gũi với các gia đình Việt, thường được dùng để làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra các món ăn làm từ rau cúc tần cũng rất ngon và bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu tất tần tật về cây cúc tần dùng để trang trí và làm thức ăn qua bài viết dưới đây
Cúc tần là gì?
Cây cúc tần còn được biết đến với những tên gọi khác như là cây lức, cây từ bi, phật phà (Tày), thuộc cây họ cúc, mọc thành từng bụi, cao từ 1-2 mét. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở khu vực đồng bằng phía bắc nước ta, chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Vĩnh Phúc,…Trước đây cây cúc tần được sử dụng làm hàng rào chắn và là loại dược liệu trị bệnh hiệu quả. Hiện nay loài cây này còn được dùng để chế biến thành các món ăn ngon bổ dưỡng, vừa trị bệnh vừa điều dưỡng cơ thể.
Cây cúc tần được sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Mỗi bộ phận của cây từ thân, lá, rễ đều có các công dụng khác nhau. Loại cây này mọc tươi tốt và xanh mướt quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất để hái làm dược liệu là vào khoảng mùa hè và mùa thu. Lúc này dược hiệu mới đạt được cao nhất. Cây cúc tần hiện nay được trồng với quy mô lớn nhằm thu hoạch để cung cấp làm dược liệu và bào chế thuốc.
Đặc điểm của cây cúc tần
Cây cúc tần mọc thành bụi mọc cao từ 1 – 2m thân cây thẳng mà mềm xốp, có nhiều cành nhỏ gầy. Cả cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng, có mùi thơm dịu nhẹ. Cành cây mảnh và nhỏ, có nhiều lông nhẵn mọc nhiều trên thân. Lá cúc tần mọc so le, cuống ngắn, lá dài hình elip, có răng cưa ở mép lá, bản lá to khoảng 3-4cm. Hoa mọc ở đầu cành thành từng cụm màu tím, cánh hoa tiêu biến thành những sợi nhỏ mỏng. Cây có quả nhỏ, hình trụ có cạnh.
Cây cúc tần mọc ở khu vực đồng bằng, ưa đất thịt tơi xốp nhưng không chịu được ngập úng. Vốn là một loài cây mọc dại nên cây cúc tần khá dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều. Điều kiện đất khô cằn cây cũng có thể phát triển tốt. Đất trồng cây cúc tần không quá cầu kỳ, cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, không cần quá nhiều dinh dưỡng. Nhưng cây cúc tần ưa khô chứ không ưa ẩm, vì vậy phải trồng cây ở nơi thoát nước tốt và tránh ngập úngCây cúc tần dễ trồng và phát triển khá nhanh nên khi trồng ở hàng rào cần thường xuyên cắt tỉa và tạo dáng cho cây đẹp hơn.Công dụng của các bộ phận trong cây cúc tần
Cây cúc tần có thể sống tốt với môi trường có ánh sáng gay gắt và dười ánh nắng mặt trời, nhưng để cây có thể phát triển tươi tốt và không bị cháy lá thì vẫn nên trồng cây ở những nơi thông thoáng và mát mẻ. Cây ưa khô vì vậy không cần quá nhiều nước.Cây ưa khô vì vậy không cần quá nhiều nước Khi mới trồng cây bạn có thể tưới nước hàng ngày đến khi cây phat triển ổn định thì không cần tưới nước thường xuyên nữa, việc tưới nước có thể tủy theo điều kiện thời tiết và mùa nào trong năm
Theo đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm có công dụng tán phong hàn, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, lợi tiểu, giúp tiêu hoá. Ngoài ra cúc tần còn là một vị thuốc dân gian chữa trị cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…Cây cúc tần hiện nay được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo thịt bằm rau cúc tần, bánh cúc tần,… lá cúc tần còn được dùng để tạo màu cho các món bánh, mứt,…Những món ăn từ rau cúc tần vừa giúp cải thiện vị giác, ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng điều dưỡng thân thể, tốt cho những người mới ốm dậy.
Giới thiệu loại cúc tần ấn độ hay còn gọi cúc tần leo
Cây cúc tần Ấn Độ, cây cúc tần leo hay còn gọi là dây mành trúc, loài cây này thuộc họ cúc nhưng dạng thân leo và mọc theo dạng dây rũ xuống. Loài cúc tần này được phát hiện ở Ấn Độ vì vậy mà chúng được gọi là cúc tần Ấn Độ. Cúc tần leo khá dễ trồng và có tốc độ phát triển nhanh, tán lá dày độ che phủ tốt và tán lá luôn xanh tốt quanh năm không có mùa rụng lá. Bởi đặc điểm này nên nhiều người trồng cây cúc tần ở ban công, mái che để tạo một tấm rèm tự nhiên mang lại sự mát mẻ và vẻ đẹp tự nhiên cho không gian căn nhà. sàn nội thất
Cúc tần leo có thân cây dạng dây leo thân gỗ nhỏ, thân có màu xanh khi còn non và cây già chuyển sang màu nâu. Thân cây mềm mại dễ uốn cong, mọc thành bụi, có nhiều nhánh nhỏ dài. Cúc tần leo có tuổi thọ cao và có thể mọc dài đến 2 mét. Cây chỉ có rễ chính bám vào đất, không có rễ phụ mà rủ thẳng xuống nên rất sạch sẽ, phù hợp để trồng trên ban công nhà.
Lá cây hình bầu dục có hai đầu nhọn, màu xanh đậm, lá dày và giòn, có kích thước từ 4- 10cm. Lá mọc đối xứng từ thâ, mọc dày là xum xuê. Cây cúc tần leo không có mùa rụng lá nên lá cây xanh tốt quanh năm, độ che phủ tốt. Cúc tần Ấn Độ có hoa nhưng hoa rất nhỏ, mọc thành từng chùm.
Đặc điểm nổi bật của cây cúc tần leo chính là cây không mọc thẳng mà rũ xuống dưới, tạo thành một tấm màn che tự nhiên được làm từ cây lá. Thích hợp cho ban công nhà hay mái hiên che nắng. Sự độc đáo và vẻ đẹp mềm mại của cúc tần leo đã tạo nên sức hút và dành được nhiều yêu thích của nhiều gia chủ. Để cây có không gian để rũ xuống và phát triển thoải mái thì nên trồng cây cúc tần leo ở ban công, hay những vị trí cao như sân thượng. Việc này vừa tạo không gian cho cây sinh trưởng, đồng thời cành cây rũ xuống sẽ giúp che nắng chiếu vào nhà, thanh lọc không khí giúp căn nhà trở nên mát mẻ trong lành hơn.
Cách trồng và chăm sóc cúc tần tốt nhất trong sân vườn
Cây cúc tần vốn chính là một loại cây mọc dại, điều kiện sống rất đa dạng và dễ sống vì vậy việc trồng và chăm sóc cây cũng không quá khó khăn và phức tạp. Cây có khả năng thích nghi tốt trong các điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau, tuy nhiên khi trồng cây trong sân vườn để cây phát triển tốt nhất và đạt chất lượng và giá trị về mặt thẩm mỹ thì bạn cần lưu ý một số điểm khi trồng và chăm sóc cúc tần dưới đây:
Đất trồng cây cúc tần không quá cầu kỳ, cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, không cần quá nhiều dinh dưỡng. Nhưng cây cúc tần ưa khô chứ không ưa ẩm, vì vậy phải trồng cây ở nơi thoát nước tốt và tránh ngập úng. Phân bón mặc dù cây có sức sống tốt và dễ thích nghi, nhưng để cây sinh trưởng tốt tán lá xum xuê và có màu xanh mượt mà thì bạn vẫn nên chú trọng việc bón phân hữu cơ cho chúng khoảng 1 lần/tháng, ngoài ra có thể bón thêm phân NPK để bón cho cây.
Cây cúc tần có thể sống tốt với môi trường có ánh sáng gay gắt và dười ánh nắng mặt trời, nhưng để cây có thể phát triển tươi tốt và không bị cháy lá thì vẫn nên trồng cây ở những nơi thông thoáng và mát mẻ. Cây ưa khô vì vậy không cần quá nhiều nước. Khi mới trồng cây bạn có thể tưới nước hàng ngày đến khi cây phat triển ổn định thì không cần tưới nước thường xuyên nữa, việc tưới nước có thể tủy theo điều kiện thời tiết và mùa nào trong năm
Để cây có không gian để rũ xuống và phát triển thoải mái thì nên trồng cây cúc tần leo ở ban công, hay những vị trí cao như sân thượng. Việc này vừa tạo không gian cho cây sinh trưởng, đồng thời cành cây rũ xuống sẽ giúp che nắng chiếu vào nhà, thanh lọc không khí giúp căn nhà trở nên mát mẻ trong lành hơn.
Trả lời