Công dụng đa dạng của các bộ phận trong cây cúc cần trong cuộc sống của bạn
Cây cúc tần là một trong những loại cây mọc hoang bám vào tường rào và là hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân nông thôn. Tuy nhiên không mấy ai biết rằng cây này là một vị thuốc dân gian có tác dụng tuyệt vời để chữa các bệnh như cảm sốt, xương khớp,… Bài viết này tôi sẽ nói về công dụng đa dạng của các bộ phận trong cây cúc tần.
Công dụng của rau cúc tần
Công dụng truyền thống của rau cúc tần đó là được con người sử dụng rộng rãi dùng để chữa lành các vết thương nhỏ do ở trong lá cúc tần có các chất hoạt tính làm se, giúp hạ sốt và chống viêm rất tốt. Lá cúc tần có chứa chất ức chế α-glucosidase ở trong lá có thể giúp điều trị bệnh như đái tháo đường bằng cách ức chế tiêu hóa carbohydrate.
Trong y học cổ truyền, rau cúc tần hay lá cúc tần được coi là một trong những vị thuốc dân gian truyền lại giúp chống ho, di tinh, hạ sốt, tiêu thũng và chữa bệnh về dạ dày. Dịch truyền được mọi người sử dụng để kích thích mồ hôi tiết ra khi sốt. Lá cúc tần hay rau cúc tần và chồi non nghiền ngâm trong rượu có công dụng dùng để chữa bệnh đau thắt lưng. Các lá cúc tần tươi được nghiền nát, lá sống hoặc hấp được ăn có công dụng để chữa hơi thở có mùi hôi và cả mùi mồ hôi khó chịu. Nước sắc của lá hay rau cúc tần và thân cây được uống có công dụng để làm dịu các bệnh như hen suyễn và các vấn đề về phổi khác.
Nước sắc của rau cúc tần tươi được sử dụng trong thuốc xông để chữa bệnh cảm lạnh. Ngoài ra lá cũng được sử dụng để làm giảm các bệnh ở bên ngoài da, trong khi lá còn tươi xanh được áp dụng để điều trị và chữa bệnh trĩ. Bột của lá khi trộn hỗn hợp với sáp ong và dầu thầu dầu sẽ được dùng để băng bó các vết gãy kín. Nước ép từ lá nghiền nát rồi trộn lẫn với nước ép của các loại cây khác được sử dụng như một phương thuốc trong chữa bệnh kiết lỵ. Việc truyền lá thường được kết hợp với các thành phần khác, nên được dùng như một phương pháp để điều trị chống lại bệnh leucorrhoea.
Công dụng đặc biệt của lá cúc tần
Lá cúc tần có tác dụng gì?
Như trước đây cây cúc tần chỉ được biết đến với một công dụng đơn giản đó là làm hàng rào, nhưng sau nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh về các công dụng chữa bệnh của nó, giống cây cúc tần này được biết đến nhiều hơn và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Loài cây này đã trở lên quen thuộc và rất đổi bình dị này lại mang lại rất nhiều công dụng đặc biệt và hiệu quả cũng rất bất ngờ mà có thể bạn chưa biết đến, đặc biệt là trong việc chữa trị các bệnh. Ăn lá cúc tần hay rau cúc tần và sử dụng các bộ phận của cây có tần có tác dụng gì?
Cây rau cúc tần hay lá cúc tần có tác dụng trị ho và ho do viêm phế quản. Ngoài ra rau cúc tần hay lá cúc tần còn có tác dụng trị cảm cúm và trị nhức đầu cảm sốt, trị đau nhức xương khớp.
Thêm một tác dụng nữa là lá cúc tần hay rau cúc tần dùng để tắm cho bé có tác dụng làm se nhanh lành các vết thương nhỏ và chống viêm rất tốt. Đây cũng là một trong những bài thuốc tắm được các bà, các mẹ truyền tai nhau từ bao đời nay. Nhờ hương thơm thảo mộc dịu nhẹ từ lá mà khi tắm bằng lá cúc tần cũng có tác dụng giúp cho em bé có cảm giác thư giãn đồng thời có khả năng chống lại các vết loét trên cơ thể. Điều này rất đặc biệt hữu ích cho các bé khi các bé bị trầy xước ngoài da hoặc do gãi ngứa khi các bé bị các bệnh ngoài da như bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, chàm sữa, hăm tã,..
Lá cúc tần chữa bệnh gì?
Nhờ lá cúc tần hay rau cúc tần có chứa những thành phần hóa học do đó cúc tần mang lại rất nhiều các công dụng tuyệt với cho sức khỏe của con người và có tác dụng chữa trị một số bệnh lý.
Đầu tiên là theo y học hiện đại thì lá cúc tần hay rau cúc tần có công dụng chữa một bệnh lý như:
Điều trị các bệnh về gai cột sống và các bệnh như phong tê thấp, đau nhức xương khớp. Còn có thể điều trị các bệnh như cảm cúm, sốt, ho, viêm khí quản. Điều trị người có tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt. Tăng cường các hoạt động cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra giảm đau, kháng khuẩn và chống bệnh nấm rất hiệu quả.
Tiếp theo theo y học cổ truyền lá cúc tần hay rau cúc tần có tính mát, vị của cây này hơi đắng, nhưng có tác dụng vào 2 kinh phế và thận và được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh như:
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm họng, cảm cúm, ho, sổ mũi, long đờm,… Làm giảm đau các bệnh như: đau bụng, đau dạ dày, đau tức ngực, đau lưng, đau răng, đau bụng kinh, hậu sản, đau bụng sau sinh,… Cúc tần còn chống viêm: Điều trị viêm da mủ, ngứa da, nhiễm trùng, mề đay,… Cuối cùng điều trị chấn thương: Điều trị vết thương, chấn thương, tan máu bầm,…
Bài viết này tôi đã giới thiệu cho bạn biết về công dụng đa dạng của các bộ phận trong cây rau cúc cần và lá cúc tần trong cuộc sống của bạn. Các bạn có thể đọc và tham khảo bài viết nhé để áp dụng các phương thức chữa bệnh trong cuộc sống. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo loài cây cúc tần ấn độ. Cây này là dạng cây leo nên các bạn có thể trồng ở ban công hoặc sân vườn nhà bạn nhé giúp cho không gian sàn nội thất của ngôi nhà bạn thêm đẹp đó.
Trả lời