Đặc điểm nhận dạng các mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp
Khi diện tích nhà ở dần càng bị thu hẹp lại, những ngôi nhà chen chút nhau, từ đó phong cách thiết kế nội thất liền bếp càng trở nên phổ biến hơn. Thiết kế phòng khách liên bếp đang trở thành một xu hướng mới trong ngành thiết kế nội thất phòng khách hiện nay. Bởi thiết kế phòng khách liền bếp giúp tiết kiệm được diện tích tạo ra một không gian rộng hơn, thoáng mát mà vẫn mang trên mình vẻ đẹp sang trọng. Có thể nói, thiết kế phòng khách và bếp liền nhau là một điểm sáng tạo tuyệt vời trong thiết kế nội thất hiện đại. Chúng ta hãy củng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về nó nhé!
Phòng khách liền bếp là gì?
Trước tình trạng diện tích nhà ở ngày càng thu hẹp như hiện nay, xu hướng thiết kế phòng khách liên bếp nổi lên như một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên việc lựa chọn và bố trí nội thất phòng khách liền bếp làm sao để phòng khách sang trọng, vừa phân tách chức năng sinh hoạt, vừa đáp ứng đủ những yêu cầu thẩm mĩ lại khiến nhiều gia chủ đau đầu. Vậy phòng khách liền bếp là gì?
Thiết kế phòng khách liền bếp là lối sắp xếp phổ biến trong các chung cư hiện nay. Đặc trưng của phong cách này nằm ở việc phòng khách và phòng bếp được nối thông với nhau và không bị ngăn cách bởi các bức tường. Do đó, tổng thể không gian chung sẽ thông thoáng và trở nên rộng rãi. Những vách ngăn bằng kính hay quầy bar cũng được sử dụng linh hoạt để tạo sự phân cách cần thiết. Nhờ khả năng ứng dụng và phối hợp đa dạng, thiết kế phòng khách liền bếp cũng được áp dụng tại ngôi nhà có diện tích hẹp như nhà cấp 4 hay nhà ống thay vì những phong cách như phòng khách tối giản.
Hiện nay, với các mẫu phòng khách liền bếp được thiết kế nhằm mang lại một không gian sống tiện nghi cho mọi gia đình. Dựa vào các diện tích của ngôi nhà, gia chủ có được những giải pháp, đưa ra những thiết kế hợp phong thuỷ, thoải mái với mọi sinh hoạt càng trở nên dễ dàng hơn.
Thêm vào đó, phòng khách được bố trí gần bếp thường ở dưới tầng trệt. Bởi vậy, việc thiết kế cho không gian này liên kề nhau là rất hợp lý cho việc sinh hoạt mỗi ngày của mọi người.
Đặc điểm nhận dạng các mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp
Thiết kế phòng khách liền bếp cho nhà ống thường rất phổ biến. Khi thiết kế nội thất liền như vậy, không gian của bạn sẽ trở nên hiện đại, sang trọng hơn. Không những thế, nó còn giúp căn nhà của bạn thêm rộng rãi, tiết kiệm diện tích, chi phí và di chuyển tiện lợi hơn. Đặc biệt, khi bạn trang trí nội thất cho căn phòng cũng khá dễ dàng.
Loại hình thiết kế phòng khách liền với phòng bếp được phân tách bởi các vách ngăn, được tận dụng một cách thông minh và khoa học. Nó đã trở thành giải pháp tối ưu, được yêu thích, ưa chuộng và là lựa chọn của đông đảo gia chủ khi thiết kế nội thất căn nhà của mình.
Ưu và nhược điểm của phòng khách liền bếp
- Ưu điểm
Theo kinh nghiệm trong nhiều năm thiết kế của nhiều kiến trúc sư cũng như các chuyên gia thiết kế nội thất, thiết kế phòng khách liền bếp được coi là giải pháp tối ưu và tuyệt vời nhất có thể mang lại hiệu quả tích cực cho không gian trong ngôi nhà.
- Tối ưu hóa diện tích ngôi nhà.
- Kết nối không gian, đồng bộ hóa mọi thứ.
- Kết nối các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian di chuyển
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như xây dựng
- Nhận ánh sáng tự nhiên và thông gió.
- Dễ dàng trang trí theo phong cách mà bạn muốn.
Tiết kiệm diện tích, mở rộng không gian
Việc loại bỏ bức tường, vách ngăn giữa phòng bếp và phòng khách sẽ hạn chế cảm giác không gian bị chia tách. Hơn thế nữa, cách bày trí này cũng tạo ra những khoảng không gian cần thiết, giúp việc di chuyển thuận tiện hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian khi dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.
Kiến tạo không gian giao tiếp thân thiện, ấm cúng
Phòng khách liền bếp sẽ nhân lên nhiều khoảng không gian sinh hoạt chung giữa các thành viên trong gia đình. Tại nơi đó, cha mẹ và con cái có thể cùng trò chuyện với nhau trong khi nấu ăn, xem tivi hay thư giãn mà không bị can thiệp bởi những thứ vướng víu, chật chội như vách ngăn. Có thể nói, đây là lựa chọn bố trí tuyệt vời cho những gia đình muốn xây dựng không gian sống gần gũi và gắn kết yêu thương.
Liên kết chặt chẽ giữa các không gian chức năng
Bỏ đi những vách ngăn không cần thiết, phòng khách và phòng bếp dễ dàng tạo nên sự kết nối và đồng nhất về phong cách và nội thất. Khi nội thất 2 gian phòng được đồng bộ về màu sắc và chất liệu, tổng thể căn hộ sẽ trở nên tinh tế và hài hòa hơn, và còn khoác lên mình vẻ sang trọng. Ngoài ra, với cách bố trí này, ánh sáng tự nhiên có thể thuận lợi len lỏi khắp ngôi nhà và giúp không gian thoáng mát hơn.
Phân chia bố cục không gian rõ ràng
Tuy phòng khách và phòng bếp được thi công liền nhau, song gia chủ hoàn toàn có thể phân tách 2 khu vực chức năng này bằng việc sử dụng vách ngăn nhỏ như kệ sách, quầy bar, tủ kính hay khéo léo bố trí bếp. Những vật dụng này vừa đảm bảo sự thông thoáng cần thiết cho không gian, vừa tạo ra sự riêng tư.
Tiết kiệm chi phí
Không chỉ tối ưu diện tích sinh hoạt, phòng khách liền bếp còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí.
2. Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật ở trên, thì phong cách thiết kế này cũng tiềm ẩn trong đó nhược điểm, chúng ta hãy cùng đi tiếp nhé…
- Bất tiện liên quan đến tiếng ồn và mùi hôi. Bếp mở không tạo ra rào cản giữa khu vực nấu nướng và không gian phòng khách, thậm chí có những gia đình trang bị máy hút dùng để hút mùi và hút khói rất hiệu quả nhưng một số vẫn thoát ra ngoài.
- Do không có bức tường hay vách ngăn, ngăn cách nhà bếp với phần còn lại nên tiếng ồn dễ dàng truyền qua.
- Ngoài ra, có rất ít sự riêng tư trong nhà bếp theo lối thiết kế này. Vì vậy, bạn luôn phải sạch sẽ và ngăn nắp, trừ khi bạn muốn khách của bạn nhìn thấy sự lộn xộn và tất cả các món ăn bẩn và chịu những những mùi hôi không đáng có.
- Không kiểm soát lượng nhiệt tỏa ra: Khi bề mặt bếp, lò nướng đều tỏa nhiệt khi hoạt động. Và điều đó dễ dàng khắc phục vấn đề khi bạn có hệ thống tản nhiệt. Nhưng nếu bạn không có hệ thống đó thì sao? Điều đó có nghĩa nhiệt độ cao từ bếp nấu sẽ chuyển sang các không gian liền kề.
Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp
Để tận dụng tối đa những ưu điểm của phòng khách liền bếp, công tác thiết kế cần được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo đây là một số lưu ý cơ bản mà khách hàng không nên bỏ qua khi bắt đầu kiến tạo không gian sinh hoạt chung cho gia đình:
Lựa chọn màu sơn đồng bộ cho cả hai không gian
Dù là thiết kế có vách ngăn hay không vách ngăn thì việc đồng bộ màu sơn là yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế phòng khách liền bếp. Việc làm này giúp không gian ngôi nhà trở nên hài hoà và trở nên có sức sống hơn. Ngoài ra, các gam màu tươi sáng được coi là chiến thuật giúp “ăn gian” diện tích phòng, mở rộng không gian.
Lựa chọn kiểu dáng nội thất đơn giản.
Có nhiều ý kiến cho rằng phòng khách và phòng ăn là hai khu vực có chức năng khác nhau, vì vậy nội thất không nhất thiết phải có sự kết nối hay đồng nhất. Đây là những ý kiến hoàn toàn sai lầm có thể khiến tổng thể không gian sinh hoạt trông rối mắt và lệch lạc. Ngoài ra, để hòa hợp các chức năng riêng biệt của phòng bếp và phòng khách, nội thất có thiết kế đơn giản nhưng không được kém phần tinh tế sẽ phù hợp hơn cả.
Tính toán, dự đoán trước chi phí đầu tư nội thất cho hai không gian
Việc ước tính chi phí và phân bố chi phí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế và thi công. Cụ thể, với không gian được sử dụng thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình như phòng bếp, gia chủ nên tập trung đầu tư vào thiết bị gia dụng.
Mặt khác, phòng khách là nơi đón tiếp người thân, bạn bè, đối tác và đại diện cho bộ mặt của gia đình, vì thế, không gian này cần ưu tiên nội thất thật chỉnh chu, tinh tế, sang trọng. Tuy nhiên, khi tiến hành bày trí, chủ nhà nên dành một vài khoảng trống để tránh gây rối mắt hoặc bất tiện cho quá trình sử dụng lâu dài.
Trả lời