Cây si cảnh và những điều cần biết về cách trồng và chắm sóc chúng tốt nhất
Ở Việt Nam cây si cảnh đã trở thành biểu tượng rất quen thuộc của đền chùa. Trải qua bao nhiêu năm mưa bom bão đạn của chiến tranh nhưng cây si kiên vẫn cường, hiên ngang bám trụ mấy chục năm. Bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết một số thông tin về cây si cảnh và những điều cần biết về cách trồng và chắm sóc chúng tốt nhất hiện nay.
Đặc điểm của cây si cảnh
Cây si cảnh là loại cây thuộc giống cây Dâu Tằm bắt nguồn từ các nước ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài tên gọi là cây si thì nó còn được biết đến với tên gọi khác như cây Gừa hay cây Cừa. Ban đầu nó chỉ là những cây nhỏ mọc dại bên ven sông hoặc kênh rạch nhưng hiện nay lại trở thành cây si bonsai trông rất đẹp mắt được trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan.
Cây si là loài thuộc loại thân gỗ,cây có hình dáng cao lớn khi trưởng thành cao khoảng 20m đến hơn 25m. Cây có rất nhiều cành và nhánh nhỏ mọc tỏa ra tám hướng, trên thân cành thường có rễ phụ mọc rất dài.
Một thời gian sau các rễ phụ sẽ phát triển dài ra và đâm xuống đất để hút thêm nước và các loại khoáng chất để nuôi dưỡng cho cây. Nếu cây của bạn được trồng lâu năm thì các rễ phụ này sẽ ngày càng phát triển, to sần sùi giống như thân chính.
Lá cây si cảnh có màu xanh biếc hình dạng bầu dục, hơi dày giống như mặt thìa cà phê. Đến mùa hè quả si mọc ra từ đầu các cành cây, vẻ bề ngoài quả trông giống quả sung nhưng quả có màu hồng đậm khi mới chín và chuyển dần sang màu tím đen.
Cây si sẽ sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng nhưng khả năng chịu đựng của cây này không tốt lắm, chỉ ưa thích khí hậu nóng ẩm.
Ý nghĩa cây si cảnh
Theo phong thủy thì bạn không nên trồng cây si. Cây si tuy là cây rất đẹp và màu xanh tươi tốt nhưng để trồng loại cây này bạn cần chú ý lựa chọn về địa điểm trồng cây để tránh mang đến những điềm xấu. Các nhà phong thủy học thì cho rằng nên trồng cây si trước cửa của gia đình vì cây có tán lá rất rộng, đây có lẽ là những ưu điểm nhưng đồng thời chính cái tán lá ấy sẽ che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu vào nhà bạn. Chính vì vậy việc thiếu ánh sáng sẽ làm cho không gian sàn nội thất của ngôi nhà tối tăm u khuất, đây là điều rất kiêng kị trong luật phong thủy.
Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình mà nếu là gia đình chủ yếu làm nghề kinh doanh sẽ trở thành điềm xấu không may mắn. Vì thế bạn không được trồng cây si cảnh trước cửa nhà nhé bởi nó sẽ đem lại cho bạn những điều không may mắn đó.
Hơn thế nữa, trong phong thủy cũng nói về cây si là loài cây có vận rất tốt, mang đến một sinh khí mới tràn đầy may mắn cho gia chủ, đó là một trong tứ linh của Việt Nam “Đa – Sung – Sanh – Si”.
Tác dụng của cây si trong cuộc sống con người:
Nhờ cây có tán cây rộng nên cây si cảnh có khả năng che bóng mát, giảm nhiệt độ bầu không khí mang lại một không gian mát mẻ, dịu êm. Rễ cuả cây to giúp ngăn chặn sạt nở đất khi thiên tai xảy ra. Hơn thế nữa cây có hình dáng rất độc đáo, thân sần sùi nên thường được trồng trong các khuôn viên, công viên hay sân vườn,…
Cây si cảnh thì được các hộ nuôi trồng uốn nắn nghệ thuật, tạo dáng bonsai ngay từ khi còn nhỏ để mang lại giá trị cao, hiện nay một cây si cảnh lâu năm có hình thù rất độc lạ có thể có giá lên đến cả trăm triệu đồng đó. Vậy nên họ thường tạo dáng cây si rồi trồng trong vườn để những người đam mê cây cảnh tìm đến mua và định giá cây.
Cây Si là loài cây mang ý nghĩa tâm linh nên thường được mọi người trồng trong các đình làng, chùa chiền.
Ngoài việc hay được trồng để tạo tiểu cảnh trong trang trí sân vườn cây si còn được trồng ở các ven các hồ nước hay hòn nam bộ. Ngoài ra cây si cũng có rất nhiều khả năng chữa một số loại bệnh như ho, sốt, đi ngoài, kháng viêm…
Cách trồng và chăm sóc cây si cảnh đẹp nhất trong sân vườn
Cách trồng cây si cảnh thì hiện nay mọi người sử dụng phương pháp nhân giống. Nhân giống có 2 phương pháp chủ yếu để nhân giống cây si đó chính là chiết và giâm cành. Trong đó giâm cành được rất nhiều người ưa chuộng hơn hẳn vì cách làm này rất đơn giản mà đem lại hiệu quả rất cao.
Tiếp theo là giâm cành. Đầu tiên bạn nên tìm một cành si dài khoảng hơn 60cm khỏe mạnh để lấy đoạn giâm cành. Bạn dùng dao cắt chéo một đoạn dài từ khoảng 20 đến 30cm ở gần về phía của ngọn. Sau đó bạn thêm phân chuồng hữu cơ vào bầu đất để giâm cành nhé. Giâm sâu khoảng từ 4 đến 5cm là được rồi và bạn phải tưới nước thường xuyên để cành si mọc rễ và sinh trưởng tốt như một cái cây bình thường.
Hướng dẫn trồng
Tùy theo kích thước của bầu cây si cảnh mà bạn lựa chọn chậu cây hoặc hố đất để trồng cây cho hợp lý. Về đất đầu tiên cần phải có nhiều chất dinh dưỡng và được vun xới đất tơi xốp. Lựa chọn chậu cây thích hợp với mục đích để cây dễ dàng thoát nước khi cần. Nếu như đất của bạn khô cằn nghèo nàn thì trước khi trồng cây bạn cần bón thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục và thường xuyên vun xới đất. Khi trồng bầu cây thì bạn không nên cắm rễ quá sâu nhé, trên khoảng 10cm là được rồi đó và bạn chú ý tưới nhẹ tay để tránh cây bị trơ rễ nhé.
Phương pháp chăm sóc
Sau khi cây đã ổn định và phát triển tốt thì bạn có thể tạo tạo dáng bonsai cho cây. Một ngày bạn nên tưới nước 2 lần vào buổi sáng và vào chiều tối, nếu trời không nắng nóng thì bạn chỉ cần tưới 1 lần là cũng được. Bạn nên bón phân thường xuyên một tháng 2 lần để tăng độ dinh dưỡng và chất cho đất. Tùy vào cây to hay nhỏ mà bạn đong lượng phân bón cho phù hợp.
Cây si thì có rất nhiều rễ phụ mọc ra nên bạn nên để muốn đẹp mắt hơn thì thường xuyên cắt tỉa nhé.
Cây si là loài cây rất ít khi bị bệnh, những căn bệnh phổ biến nhất là bệnh quăn lá. Nếu bạn phát hiện ra thì hãy nhanh chóng loại bỏ các cành bệnh, để tránh lây lan sang các cành khỏe là được và đặc biệt bạn không cần phải sử dụng thuốc.
Trả lời