Lọ hoa gốm – vẻ đẹp cổ truyền
Lọ hoa gốm là một trong những lựa chọn ý nghĩa nếu bạn muốn làm quà tặng cho mẹ hay vợ của mình nhân các ngày quan trọng hoặc bất cứ khi nào mà bạn thích tạo bất ngờ. Những lọ hoa gốm vừa đẹp, vừa có giá tốt, với những thiết kế độc đáo, bắt mắt và có tính thẩm mỹ cực kỳ cao, màu sắc phong phú, kiểu dáng đa dạng sẽ là nơi người phụ nữ thỏa thích trang trí những bông hoa tươi xinh tôn lên vẻ đẹp hoàn hảo là độ khéo tay của người phụ nữ Việt Nam.
Lọ hoa gốm được làm từ chất liệu gì?
Chất liệu gốm cũng là một trong những loại chất liệu đứng đầu trong hạng mục đồ dùng gia đình từ chén bát cho đến lọ hoa, cốc, tách… Sự mịn màng, thô mộc của gốm, qua bàn tay của những người nghệ nhân, trở nên duyên dáng và nghệ thuật nhờ những nét vẽ tay tỉ mỉ hay lớp tráng men trong lò lửa nhiệt độ cao. Với lọ hoa gốm, lọ hoa pha lê, bông hoa nào cũng trở nên xinh đẹp.
Lọ hoa gốm được làm từ chất liệu gốm đặc trưng với chất lượng tuyệt vời. Bên ngoài được tráng một lớp men bóng, lì. Trải qua quá trình đốt khử nên men và màu căng bóng, bề mặt sứ mịn tay, màu sứ trắng. Lớp men vì thế cũng bền chắc, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nên rất bền bỉ với thời gian. Hạn chế trầy xước, bể mẻ do va chạm trong khi sử dụng, vận chuyển. Lọ hoa gốm cũng không dễ bị bám màu, mùi, dễ dàng chùi rửa và làm sạch.
Quy trình sản xuất lọ hoa gốm
Lọ hoa gốm là vật trang trí được nhiều gia đình ưa chuộng, lựa chọn sử dụng đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết hay các ngày quan trọng. Mặc dù phổ biến, gần gũi với chúng ta nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết rõ làm thế nào để tạo ra được một lọ hoa gốm.
Quy trình làm ra lọ hoa gốm gồm những công đoạn như sau:
- Chọn và xử lý đất: đây là công đoạn quan trọng nhất vì đất là yếu tố quyết định chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm. Đất sét được chọn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: màu trắng, khó tan, độ dẻo cao, hạt mịn, độ co ngót nhất định, khả năng chịu lửa tốt để đảm bảo sản phẩm lọ hoa đạt chất lượng cao.
- Tạo dáng lọ hoa: Cách tạo gồm tuyền thồng của người làng gốm là làm gốm bằng tay trên bàn xoay. Trong công đoạn này, người thợ gốm sử dụng liên tục “vuốt tay, be chạch” ngay trên bàn xoay. Người thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay đồng thời vuốt đất tạo dáng cho lọ hoa.
Nhưng đất trước khi đưa vào bàn xoay thì phải được vò thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi nén để thu ngắn lại. Sau đó, đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới ” đánh cử” và “ra hương” chủ yếu bằng hai ngón tay phải. Và cuối cùng của công đoạn này là người thợ dùng sành đan để định hình sản phẩm.
- Phơi sấy và sửa hàng mộc: Sau khi tạo dáng sản phẩm thì tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của lọ hoa. Biện pháp mà xưa nay người làng gốm vẫn hay dùng là hong khô hiện vật trên giá và để ở nơi thoáng mát. Ngày nay, đa số các gia đình thường sử dụng biện pháp sấy trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ cho nước bốc hơi. Xong rồi thì tiến hành cắt, gọt những chỗ dư, bồi lên chỗ khuyết, tỉa lại đường nét cho bề măt sản phẩm thêm mịn màng.
- Trang trí hoa văn: Các nghệ nhân làng gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp lên nền mộc các hoa văn, họa tiết. Nghệ nhân vẽ phải có tay nghề cao, hoa văn và họa tiết phài hài hòa với dáng lọ hoa gốm, cách trang trí này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm được tạo ra chính là một tác phẩm nghệ thuật. Các hình thức trang trí thường dùng là đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu, …
- Chế tạo men: Các người thợ thường quen sử dụng những cách chế tạo men theo phương pháp ướt, cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy cho tan, đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước ở trên và bã đọng dưới đáy, chỉ lấy những gì lơ lửng ở giữa, đó là lớp men bóng để phủ bên ngoài lọ hoa.
- Tráng men: Lọ hoa gốm trước khi được tráng men phải được phủi sạch bụi bằng chổi lông. Người thợ gốm có thể nung sơ ở nhiệt độ thấp rồi mang đi tráng men hoặc tráng men ngay rồi mới nung. Cách phổ biến thường dùng nhất là tráng men trực tiếp lên sản phẩm. Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men với loại gốm nhỏ nhưng phổ biến nhất là láng man bên ngoài sản phẩm.
- Nung lọ hoa gốm: Đây là công đoạn đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất gốm, bởi nó mang tính quyết định đến chất lượng thành phẩm. Tráng men xong, lọ hoa được đưa tới lò nung, sản phẩm được nung theo quy chuẩn nhất định. Quan trọng nhất là lò nung phải luôn sạch sẽ trước khi đưa sản phẩm vào, kèm theo đó là sản phẩm khi nung không được để bụi bẩn bám vào. Và sẽ nung ở mức 1200 độ C.
Ý nghĩa của lọ hoa gốm
Lọ hoa gốm là một món quà rất ý nghĩa để tặng phụ nữ vào dịp 20/10. Đặc biệt, nếu bạn là một người tinh tế, bạn có thể mua một lọ hoa và kèm thêm một bó hoa tươi thắm, tự mình cắm chỉnh chu và trang trí nó trong ngôi nhà của mình. Sau giờ tan ca, về đến ngôi nhà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc và tình yêu ngọt ngào khi được người chồng, người yêu hay là cậu con trai tặng cho mình một lọ hoa gốm xinh xắn, và nó trở thành một vật trang trí nội thất phòng khách tuyệt vời.
Những mẫu lọ hoa gốm đẹp nhất hiện nay
Dưới đây, sẽ là những mẫu lọ hoa gốm, lọ hoa để bàn tuyệt đẹp cho bạn chiêm ngưỡng nhé:
Comments (9)
bài viết này thật hữu ích
Bài viết này thật hữu ích
mình cảm ơn nhiều nhá
bài viết này thật hữu ích
Bài viết hữu ích , truyền cảm hứng
Bài viết nầy thật hữu ích
Bài viết này thật là hữu ích
Bài viết này thật hữu ích
bài viết rất hay và bổ ích