Bạn nên lựa chọn bàn ăn gỗ công nghiệp hay bàn ăn gỗ tự nhiên cho phòng bếp?
Cùng sự phát triển của xã hội, nhiều mẫu bàn ăn gỗ ra đời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi tìm kiếm các loại nội thất nhà bếp. Trước đây bàn ăn chỉ được làm bằng gỗ tự nhiên thì về sau có thêm lựa chọn bàn ăn từ gỗ công nghiệp. Việc lựa chọn bàn ăn gỗ tự nhiên hay bàn ăn gỗ công nghiệp vẫn luôn là câu hỏi thường trực với nhiều gia đình, bởi vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này về bàn ăn gỗ công nghiệp và nên lựa chọn loại nào phù hợp với nhu cầu.
Bàn ăn gỗ công nghiệp là gì?
Bàn ăn gỗ công nghiệp được làm từ gỗ công nghiệp hay còn gọi là gỗ ép. Gỗ công nghiệp được làm từ các dăm gỗ, sợi gỗ, bột gỗ từ vụn gỗ, cành cây, nhánh cây trộn với keo, hóa chất rồi ép dưới nhiệt độ áp suất để làm nên các tấm gỗ. Khác với những loại bàn ăn như bàn ăn thông minh, bàn ăn inox, bàn ăn mặt đá hay bàn ăn gỗ nguyên khối tự nhiên được làm từ các tấm gỗ thịt như bàn ăn gỗ xoan đào, bàn ăn gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ thông,…Hiện nay các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng để làm bàn ăn rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
Phân loại bàn ăn gỗ công nghiệp
Về cơ bản, có 6 loại gỗ công nghiệp thường dùng với nhiều mục đích khác nhau bao gồm: MFC, MDF, HDF, Plywood, gỗ ghép thanh, ván gỗ nhựa.
- Gỗ công nghiệp MFC: Là loại gỗ công nghiệp từ rừng trồng (keo, bạch đàn, cao su,…) ngắn ngày, được băm nhỏ kết hợp keo ép tạo độ dày, bề mặt được tráng PVC, có khả năng chống ẩm, chống trầy xước.
- Gỗ công nghiệp MDF: Gỗ được xay thành sợi nhuyễn thường và phủ phun sơn veneer, laminate, acrylic hoặc phủ giả vân gỗ. Loại gỗ này có độ bền cao hơn so với gỗ công nghiệp MFC nên rất được ưa chuộng trong sản xuất bàn, giường, tủ.
- Gỗ công nghiệp HDF: Là sản phẩm kết hợp của bột gỗ tự nhiên cùng các chất phụ gia nhằm tăng độ cứng, chống mối mọt. Thường loại gỗ này sẽ được tráng melamine kết hợp với sợi thủy tinh để tạo lớp phủ trong suốt nhằm bảo vệ bề mặt được lâu dài. Chúng cách âm, cách nhiệt tốt, khắc phục được hầu hết nhược điểm của gỗ tự nhiên, song song với nhiều ưu điểm của gỗ công nghiệp về màu sắc thẩm mỹ nhưng không thường được sử dụng cho bàn ăn.
- Gỗ Plywood: Được ép từ những miếng gỗ mỏng đều nhau và có khả năng chịu lực cao hơn so với MDF và MFC. Người ta thường kết hợp sơn phủ veneer phủ PU để bảo vệ bàn và chống ẩm xước. Tuy vậy loại gỗ này hầu như không được sử dụng trong thiết kế bàn ăn.
- Gỗ ghép thanh: Lấy nguyên liệu chính từ gỗ rừng trồng. Gỗ được gia công tỉ mỉ và cẩn thận qua quá trình xử lý hấp sấy bằng công nghệ tiên tiến, trải qua nhiều công đoạn cưa, bào, ép, chà, phủ sơn, trang trí để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh nhất bởi vậy độ bền chắc không thua gì gỗ đặc cưa tự nhiên. Cũng vì lý do này mà chúng được sử dụng nhiều trong nội thất trang trí và xây dựng, thường được sử dụng làm bàn ăn có giá thành rẻ.
- Gỗ nhựa: Được tạo ra từ kết hợp giữa bột gỗ và nhựa tổng hợp, vẫn đang trong quá trình cải thiện và tối ưu, chưa được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất bàn ăn vì khả năng chịu nhiệt kém hơn so với hầu hết các loại còn lại và dễ bị méo móp.
Một số mẫu bàn ăn gỗ công nghiệp
Mẫu bàn ăn gỗ công nghiệp thông minh
Với thiết kế thông minh, mới lạ và được làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp cao cấp, có các đường vẫn gỗ tự nhiên trông rất bắt mắt, nhìn giống với gỗ tự nhiên – mẫu bàn thông minh này được nhiều người lựa chọn bởi kiểu dáng sang trọng và hiện đại mang lại cho phòng ăn của bạn cảm giác cao cấp hơn, ấn tượng và bắt mắt hơn đối với người nhìn. Những khối gỗ dày dặn và chắc chắn nhất được sử dụng để làm mặt bàn, cạnh bàn được thiết kế hình khối vuông sắc cạnh. Chân bàn được thiết kế theo hình chữ Z kết nối với mặt bàn qua các khe và hộc nên rất chắc chắn, có khả năng nâng đỡ ổn định, đảm bảo an toàn cho người ngồi không bị thương, đồng thời mang đến vẻ mới mẻ cho căn phòng, thích hợp với những người yêu thích hình tượng thẩm mỹ lạ mắt.
Mẫu bàn ăn gỗ công nghiệp độc đáo
Bàn ăn được thiết kế với kiểu dáng sang trọng, hiện đại mang lại cho gia đình bạn một không gian phòng ăn quý phái, tiện nghi. Gỗ đã qua quá trình xử lý tẩm sấy, ép kỹ lưỡng để quá trình sử dụng không bị cong vênh, mối mọt hay ẩm mốc. Mặt bàn ăn được làm bởi tấm gỗ thanh mảnh. Khác với những chiếc bàn khác, mẫu bàn này được gắn vào tường thay vì gia công thêm chân bàn. Đây là điểm nhấn của thiết kế, giúp bàn ăn trở nên đẹp mắt, có chiều sâu và ấn tượng hơn với người nhìn, tạo cảm giác không gian riêng tư như một quán cà phê gia đình, vừa thân thuộc vừa có sự mới lạ cho những người ưa trải nghiệm. Diện tích không quá lớn tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng cho gia đình trong quá trình dùng bữa, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn khi ngồi dùng bữa, tạo cảm giác rộng rãi cho căn phòng mà không chiếm dụng quá nhiều diện tích, đặc biệt phù hợp với những gia đình có diện tích nhà nhỏ. Đồng thời bàn ăn cũng có thể trưng dụng làm nơi để đồ trang trí ngoài thời gian dùng bữa rất tự nhiên mà không có cảm giác thô cứng.
Mẫu bàn ăn gỗ công nghiệp tối giản
Với thiết kế tối giản được nhiều khách hàng lựa chọn và yêu thích. Bàn ăn được tạo hình đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt. Lấy gam màu trắng làm chủ đạo mang đến cảm giác sang trọng, tươi tắn. Mặt bàn được làm từ tấm gỗ lớn chắc chắn, phủ một lớp sơn bóng vừa để bảo vệ gỗ vừa tăng tính thẩm mỹ. Chân bàn được thiết kế độc đáo tỏa ra 4 hướng giống kết cấu chân kiềng, được gia công tỉ mỉ để vừa tăng điểm nhấn cho cấu trúc bàn lại vừa bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Thiết kế kèm theo 4 ghế đơn, sang trọng với màu trắng êm ái đồng bộ với màu bàn, tạo cảm giác mềm mại và sạch sẽ. Phần lưng ghế không làm phẳng mà tạo dáng ôm vào để nâng đỡ lưng, giúp quá trình dùng bữa thoải mái mà không bị khó chịu bởi độ cứng của gỗ.
So sánh bàn ăn gỗ công nghiệp với bàn ăn gỗ tự nhiên
- Về độ chịu lực: Bàn ăn gỗ công nghiệp chịu lực kém hơn, mật độ gỗ trung bình kém hơn gỗ tự nhiên, gỗ tự nhiên có khả năng chịu lực tốt hơn.
- Về tính thẩm mỹ: Với bàn ăn gỗ công nghiệp được dán melamine là lớp nhựa giả vân gỗ thì hình thức sẽ kém tự nhiên hơn. Nếu sơn phủ PU, dán veneer hay arcylic thì tính thẩm mỹ cao hơn dẫn đến giá cao hơn. Với gỗ tự nhiên thì có vân gỗ đẹp hơn, chân thực hơn.
- Về tình trạng cong vênh mối mọt: Bàn ăn gỗ công nghiệp ít cong vênh mối mọt do được xử lý tốt qua các khâu sản xuất. Nếu làm bằng gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh hơn đặc biệt nếu được làm ở độ mỏng như thông thường. Bởi vậy đa số bàn ăn gỗ tự nhiên thường làm mặt bàn bằng gỗ công nghiệp.
- Về giá thành: Gỗ công nghiệp rẻ hơn vì công đoạn làm nhanh hơn, sản xuất hàng loạt đồng thời phôi gỗ giá thấp hơn. Đa dạng các mức giá từ dưới 2 triệu, 3 triệu đến 4 triệu. Bàn ăn gỗ tự nhiên gia công mất nhiều thời gian hơn, phôi gỗ đắt và hiếm hơn nên mức giá dao động ít nhất từ 4 – 5 triệu trở lên.
- Về độ bền: Bàn ăn gỗ công nghiệp có độ bền từ khoảng 10 – 15 năm nếu sử dụng đúng cách. Còn với gỗ tự nhiên có độ bền từ 15 – 20 năm thậm chí lâu hơn.
Bàn ăn gỗ công nghiệp hiện nay luôn đảm bảo chất lượng tốt, tính thẩm mỹ: hiện đại sang trọng, tiện lợi với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, các kiểu dáng thông minh giúp tiết kiệm không gian sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình hiện nay. Bởi vậy tùy vào từng nhu cầu của người tiêu dùng để lựa chọn loại gỗ phù hợp cho bàn ăn gia đình.
Trả lời