Quy trình thi công vách ngăn vệ sinh Compact chi tiết và đạt chuẩn nhất!
Để tiến hành thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh một cách chính xác và nhanh chóng cần có bản vẽ thiết kế. Vậy bản vẽ và quy trình thi công vách ngăn vệ sinh compact tiêu chuẩn quan trọng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về quá trình này qua những bài viết dưới đây nhé!
Vách ngăn vệ sinh Compact là gì?
Vách ngăn vệ sinh Compact là sản phẩm được tạo nên từ sự phối hợp giữa loại giấy màu trang trí, giấy kraft và nhựa Phenolic. Và sau đó được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến hiện đại với áp suất lên tới 1430 psi và ép ở nhiệt độ cao. Vì vậy sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Ứng dụng được rất nhiều trong công trình nhà vệ sinh công cộng với nhiều kiểu diện tích khác nhau.
- Giúp cho không gian, diện tích nhà vệ sinh trở nên thông thoáng, hiện đại hơn.
- Giúp người dùng hạn chế phải tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa độc hại, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dùng bởi có khả năng chống bám bẩn.
- Có khả năng chống thấm nước đến mức tuyệt đối.
- Có khả năng chống cháy, chống vi khuẩn và chống nấm mốc.
- Chi phí thi công, diện tích và không gian sử dụng được tiết kiệm tối ưu.
- Điều hòa không khí được hỗ trợ đáng kể, giúp nhà vệ sinh luôn khô ráo, thoáng mát.
- Màu sắc của sản phẩm phong phú, đa dạng giúp người dùng lựa chọn dễ dàng.
- Trong quá trình sử dụng lắp đặt và tháo gỡ dễ dàng.
Một số ưu điểm nổi bật của vách ngăn vệ sinh Compact
Khoa học ngày càng tiến bộ giúp tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cho cuộc sống của chúng ta, một trong những sản phẩm ấy có thể kể đến là tấm compact. Trong vài năm gần đây tấm compact này được sử dụng rất nhiều dùng để làm vách ngăn nhà vệ sinh. Từ khi có mặt ở trên thị trường và trải qua nhiều quá trình sử dụng mà mọi người có thể nhận thấy rằng vách ngăn vệ sinh dùng tấm compact có vô vàn ưu điểm nổi bật hơn so với nhà vệ sinh xây bằng gạch:
+ Làm cho sàn luôn khô ráo, thoáng mát, không có mùi bởi vách ngăn vệ sinh compact thoáng trên, thoáng dưới.
+ Giữ cho phòng vệ sinh luôn sạch sẽ bởi vách ngăn vệ sinh compact thân thiện với môi trường, chống nấm mốc, vi khuẩn bám bẩn
+ Thuận tiện cho người lao công vệ sinh bởi vách ngăn vệ sinh compact tốn rất ít lượng chất tẩy rửa.
+ Khi thay đổi vị trí nhà vệ sinh, vách ngăn vệ sinh compact có thể dễ dàng di chuyển, sử dụng lại.
+ So với xây bằng gạch diện tích nhà vệ sinh được tăng lên rất nhiều.
+ So với nhà vệ sinh xây bằng tường gạch tải trọng cho công trình được giảm xuống đáng kể.
+ Với từng công trình vách ngăn vệ sinh compact mang lại không gian hiện đại, thẩm mỹ.
Quy trình thi công vách ngăn vệ sinh Compact tiêu chuẩn
Dưới đây sẽ là quy trình thi công vách ngăn vệ sinh Compact đạt chuẩn:
Bước 1: Bước chuẩn bị thi công vách ngăn vệ sinh Compact
Trước tiên bạn hãy bắt đầu tiến hành khảo sát lại khu vực cần lắp vách ngăn vệ sinh, kiểm tra lại xem chiều dài, chiều cao, chiều rộng đã chính xác với bản thiết kế hay không. Hãy chuẩn bị những vật liệu dụng cụ và vật tư lắp đặt cần thiết cho việc thực hiện lắp đặt vách ngăn vệ sinh như: Búa, kiềm, khóa 10, kéo cắt, tua vít, kéo rút dây, ống dây, cưa, khoan điện, bút đánh dấu, dụng cụ bảo hộ…
Tiếp sau đó hãy kiểm tra hệ thống đường ống nước, đường dây điện và lấy dấu u tường hoặc khoan ke góc tránh để tránh tình huống chạm tới trong quá trình thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh. Kiểm tra kĩ càng mặt bằng thi công. Người thi công lắp đặt cần kiểm tra cẩn thận dây điện, hệ thống ống nước, để có thể đảm bảo an toàn khi khoan khe góc hoặc u tường. Đo đạc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mặt bằng thi công để lắp đặt sao cho phù hợp nhất.
Nên tính toán lại số lượng tấm vách ngăn vệ sinh cần sử dụng cho công trình dựa theo thông số vừa khảo sát thực tế và thông số ở trên bản vẽ thiết kế. Hiện nay, có rất nhiều kích thước của tấm Compact khác nhau như: 1830×2440mm, 1830×1830mm, 1830×1530mm,…
Thường thì tấm Compact sẽ được sử dụng để làm vách ngăn vệ sinh với độ dày từ 12mm cho đến 18mmm. Đơn vị thi công cần lựa chọn độ dày cho phù hợp tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Và cuối cùng là hãy tiến hành cắt tấm Compact sau khi đã đo đạc cẩn thận lại các kích thước thực tế. Hãy bắt đầu cắt những tấm ngăn giữa các phòng vệ sinh, bào giữa và cắt cánh trước.
Bước 2: Bắt đầu tiến hành thi công
Đầu tiên, để có thể cắt tấm vách và đảm bảo kích thước được chính xác hãy sử dụng máy cưa cầm tay hoặc cưa máy.
Dùng những tấm compact thẳng để pha tấm cánh cửa trước, không bị cong vênh và ở phần cánh cửa hãy mài lại 4 cạnh dưới.
Khoan ke, đánh dấu, u tường vị trí của tấm ngăn tường và bắt đầu tiến hành lắp tấm ngăn buồng.
Sau đó là lắp đặt các tấm vách ở ngăn giữa và tính toán tấm vách cuối và tấm vách đầu có kích thước giống nhau.
Lắp hèm cửa vào cạnh đối diện với cạnh lắp ở bản lề.
Tiến hành bắt các tấm cánh, lắp bản lề vào tấm nối.
Treo cánh cửa lên và cân chỉnh sao cho cánh dễ dàng đóng mở và vuông góc với mặt đất.
Xác định cẩn thận vị trí của thanh day nhôm nóc và kiểm tra độ chắc chắn.
Ở trong và ngoài của cánh cửa tiến hành lắp tay nắm và lắp khóa sao cho tay nắm cách mặt sàn nhà khoảng 1m và móc treo áp ở vị trí giữa cửa, ngang hàng với bản lề.
Trong quá trình lắp đặt, cần lưu ý đến những điều sau:
+ Tránh đặt ở thế đứng bởi sẽ rất dễ làm tấm vách ngăn bị cong vênh do trọng lực khi di chuyển, hãy để tấm vách ngăn song song với mặt đất.
+ Để đảm bảo độ chính xác cao hãy cắt bằng máy cưa. Cần mài 4 cạnh của cánh khi cắt để giảm đi độ sắc.
+ Để lắp cho phù hợp hãy kiểm tra độ dốc của sàn nhà theo thực tế
+ Sau khi hoàn thành việc lắp khóa, kiểm tra lại xem đã đạt yêu cầu chưa.
Bước 3. Sau khi lắp đặt vệ sinh tấm Compact
- Để tấm ngăn đóng, mở nhẹ nhàng hãy căn chỉnh lại bản lề .
- Hãy đóng mở xô vách để có thể kiểm tra được độ hở, khít của vách ngăn.
- Nên bổ sung thêm gioăng cao su chống ồn vào trong hèm nhôm, để khi đóng cánh sẽ không gây ra tiếng kêu.
Sau khi giai đoạn thử nghiệm được hoàn thành, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng, nhân viên kĩ thuật sẽ tiến hành vệ sinh, lau chùi và bàn giao. Trong quá trình lau chùi này, nhân viên cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ ở trong và ngoài, không để người khác trèo lên vách, hay treo bóng điện sát bề mặt, sẽ gây biến dạng cho vách.
Bước 4: Hoàn thiện quá trình thi công vách ngăn
Để tạo được độ thẩm mỹ, sử dụng dầu đánh bóng 4 cạnh của cánh cửa
Tiến hành vệ sinh, lau sạch bề mặt của tâm ở phần bên trong và phần bên ngoài.
Sau khi nghiệm thu bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư.
Những điều cần lưu ý khi thi công vách ngăn vệ sinh Compact
Sau đây là sẽ một số điều mà bạn cần phải lưu ý, quan tâm khi đi thi công vách ngăn vệ sinh Compact:
Sau khi tập kết đến công trình phải để tấm vách ngăn song song với mặt đất để tránh bị cong vênh hay gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Để bảo quản an toàn những tấm để qua đêm tại công trình phải được che chắn kỹ lưỡng.
Để không gây trầy xước bề mặt ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của công trình sau khi hoàn thiện, đ tấm vách ngăn gọn gàng sau khi được cắt.
Để tránh gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian khi lắp ráp hãy phân loại riêng tấm ngăn buồng, tấm bạo tường, tấm bạo giữa,… .
Khi sử dụng vách ngăn vệ sinh khu bệt nên cốt nền khu vệ sinh này không cần phải hạ thấp nên so với nền ngoài.
Để hạn chế tối đa tình trạng bị tắc, nghẹt đường ống thoát, nên thiết kế đặt thẳng, nằm có độ dốc đường cống, đường ống thoát nước.
Để tạo sự thông thoáng và thoáng rộng nên sử dụng gạch ốp và sơn tường màu trắng và màu kem .
Để tạo tính thẩm mỹ cho hệ thống, khi lựa chọn màu vách ngăn cần phối với màu gạch.
Hãy cắt 1 góc có kích thước khoảng 15x15mm của tấm ngăn buồng để sập nhôm nóc không bị kích.
Để chia phòng vệ sinh hãy dựa vào số lượng bệ xí đã lắp đặt của công trình.
Trả lời