Hoa lan kiếm xanh Huế và cách chăm sóc
Hoa lan Kiếm xanh Huế có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum alba thuộc họ Phong Lan (Orchid). Loài lan này có nguồn gốc ở Huế và chỉ được tìm thấy riêng ở Huế, Việt Nam. Lan kiếm xanh Huế thường mọc thành khóm, thân có màu xanh đậm hoặc xanh ngả vàng. Hoa của lan kiếm xanh Huế mọc thành từng chùm, mỗi một cuống dài từ 20 – 40cm có khoảng 30 bông hoa. Hoa lan kiếm rừng có 5 cánh, hoa gốc thì chỉ có màu xanh ngọc. Cây hoa lan kiếm xanh Huế tự nhiên có dáng vẻ và màu sắc đẹp mà rất thanh nhã, do đó thường được nhân giống rộng rãi để làm cảnh, trang trí trong nhà, sân vườn
Giới thiệu về hoa lan kiếm xanh Huế
Hoa lan Kiếm xanh Huế có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum alba thuộc họ Phong Lan (Orchid). Loài lan này được gọi là lan kiếm xanh Huế bởi nó có nguồn gốc ở Huế, và chỉ được tìm thấy riêng ở Huế, Việt Nam. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật nông nghiệp những người có chuyên môn đã nhân giống thành công và đưa lan kiếm xanh Huế đến các tỉnh, thành khác trên toàn quốc.
Hoa lan kiếm xanh Huế có đặc tính là ưa ẩm và ưa sáng. Cây thường mọc thành khóm trên đá hoặc những thân cây mục trong rừng nhiệt đới ẩm.
Đặc điểm của hoa lan kiếm xanh Huế
Hình dáng: Lan kiếm xanh Huế thường mọc thành khóm, thân có màu xanh đậm hoặc xanh ngả vàng. Tại một số nơi có khí hậu đặc biệt thì một số cây lại có những sọc trắng mờ chạy dọc trên thân.
Kích thước: Thân cây dạng trụ tròn khá ngắn chỉ tầm 5 – 15cm. Đường kính thân cây khoảng 1cm, mức độ phát triển có thể tùy thuộc vào khí hậu và chế độ chăm sóc.
Lá: Lá của Lan kiếm xanh Huế tự nhiên khá to và dày, bản rộng từ 3 – 6cm, dài từ 40 – 60cm. Lá có màu xanh đậm, hai mép lá hơi cúp lại tạo thành một đường rãnh chạy dọc chính giữa lá có dạng hình chữ V. Lan kiếm xanh Huế có lá dạng bẹ ôm trọn cả thân cây không giống với hoa lan quế.
Hoa: Hoa của lan kiếm xanh Huế có thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 3 – 11 hàng năm. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi một cuống dài từ 20 – 40cm có khoảng 30 bông hoa. Mặc du thời gian ra hoa kéo dài nhưng thời gian hoa nở bung chỉ duy trì khoảng từ 5-7 ngày.
Hoa lan kiếm rừng có 5 cánh, hoa gốc thì chỉ có màu xanh ngọc nhưng hiện nay do sự ghé giống và khí hậu mà một số cây hoa lan kiếm được trồng ở địa phương khác ra hoa có màu hơi ngả vàng.
Tác dụng của hoa lan kiếm xanh huế đối với ban công nhà bạn
Cây hoa lan kiếm xanh Huế tự nhiên có dáng vẻ và màu sắc đẹp mà rất thanh nhã, do đó thường được nhân giống rộng rãi để làm cảnh, trang trí trong nhà, sân vườn sàn nội thất. Cây có thể được trồng trong giỏ treo ở hiên nhà ở, ban công, sảnh các công ty,… Mang đến không gian trong lành, giúp mỗi người trở nên thư giãn và gần gũi với thiên nhiên hơn.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan kiếm xanh Huế
Bước 1: Chuẩn bị giá thể
Giá thể trồng cây lan kiếm xanh Huế có thể là những thân cây gỗ lụa hoặc tấm gỗ. Trước khi ghép cây, cần phải xử lý các giá thể bằng cách ngâm và rửa sạch nhiều lần để giảm mầm bệnh gây hại cho cây.
Bước 2: Tách cây
Việc tách cây là một bước cực kỳ quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến việc cây mới có phát triển hay không mà còn liên quan đến sự phát triển của cây mẹ. Để tách cây ra khỏi khóm phải dùng bằng dao sắc bén, thường là sử dụng dao lam đã khử khuẩn, cắt tận gốc rễ của mầm trên khóm mẹ. Nếu bộ rễ có dính bẩn thì cần rửa sạch, ngoài ra phải loại bỏ những rễ quá già đã bị thâm đen, lá già dập nát. Tiếp theo là bôi keo liền sẹo vào vết cắt ở mầm con và cả khóm mẹ để tránh vi khuẩn xâm nhập làm hư thối. Trước khi trồng vào chậu thì phun thuốc chống nấm bệnh lên thân cây rồi mới trồng.
Bước 3: Trồng cây
Cho giá thể vào giỏ hoặc chậu, đặt cây nằm thẳng ngọn cây hướng lên trên, điều chỉnh bộ rễ sao cho tỏa đi xung quanh giỏ. Giữ cho gốc thật chắc, và đổ đất, mùn vào vùi gốc cây lan kiếm xanh cho chặt để tránh cho cây không bị lung lay và đứt rễ.
Cách chăm sóc cây lan kiếm xanh Huế
Nước tưới
Khác với việc ghép hoa lan Hải yến, hoa lan kiếm xanh Huế sau khi trồng thì nên tưới nước ngay, sau đó mỗi ngày tưới một lần để cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Những ngày thời tiết nắng nóng thì phải chuyển cây vào chỗ mát, tưới nước hai lần mỗi ngày vào lúc sáng và tối. Cần lưu ý không tưới quá đẫm khiến cây bị úng.
Khi cây hồi phục hoàn toàn rễ mọc dài đâm ra ngoài chậu khoảng 3 – 5 cm, thì tiến hành tưới phân bón lá pha với nước sạch. Việc tưới hỗn hợp này sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất.
Bón phân:
Thời điểm bón phân cho cây lan kiếm xanh Huế chia thường được làm 3 lần trong năm:
Lần đầu là từ tháng 1 – 2, lúc này nên bón các loại phân chậm tan như: phân trùn quế, phân bò, … để giúp cây bung chồi. Lần thứ 2 là vào thời điểm lan chuẩn bị ra vòi hoa. Lúc này nên phun phân bón lá, phân hữu cơ sinh học để giúp hoa nở to và đồng loạt. Cuối cùng là sau khi hoa tàn, cắt tỉa lá, thì nên bón phân NPK để cây tập trung dinh dưỡng vào vụ hoa mới.
Ngoài 3 lần bón chính nêu trên, bạn có thể dựa vào tính hình phát triển của cây để xem xét việc bón thêm các loại phân vi sinh, vi lượng cho cây.
Trả lời