Tìm hiểu chi tiết về đèn học cho trẻ
Hầu hết các gia đình Việt Nam đều sở hữu ít nhất một món đồ nội thất học tập nào đó trong nhà vì đa số gia đình nào cũng đã, đang và sẽ có con em đi học. Nội thất học tập là tên gọi chung của các món đồ liên quan đến học tập như bàn học, ghế học, giá sách, đèn bàn học,… Đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm ngày càng cao, vì thế chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của các loại đồ nội thất học tập ngày càng đa dạng. Nhiều món đồ nội thất học tập mới ra đời phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đặc biệt là đèn học cho trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đèn học qua bài viết dưới đây.
1. Đèn bàn học là gì?
Đèn bàn học hay còn gọi là đèn bàn học sinh là thiết bị chiếu sáng không thể thiếu, là bạn đồng hành của các em học sinh, sinh viên hay các nhân viên làm việc tại văn phòng. Trên bàn học, đèn học là món đồ quan trọng và thực sự rất cần thiết vì nó cung cấp ánh sáng cho người sử dụng.
Đèn học hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước, chất lượng và cả về ánh sáng. Nếu như trước đây đèn học sợi đốt được lắp vào chao được sử dụng rộng rãi thì trong cuộc sống ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đã thay thế những bóng đèn sợi đốt đó bằng các loại đèn học khác như đèn compat, đèn led, đèn tiết kiệm điện,… cải thiện những khuyết điểm của đèn sợi đốt gây ra như lượng điện sử dụng nhiều, độ tỏa nhiệt cao nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là các em nhỏ khi sử dụng đèn học, dễ hư hỏng,…
Ngoài mục đích chiếu sáng phục vụ cho việc học, với nhiều kiểu dáng, màu sắc bắt mắt, đèn học còn được coi như món đồ trang trí. Khi sử dụng đèn bàn học bạn vừa tận dụng khả năng chiếu sáng của nó, vừa có thể trang trí cho không gian thêm xinh đẹp.
Bên cạnh khả năng chiếu sáng thông thường. Hiện nay các nhà sản xuất còn nghiên cứu, phát triển các loại đèn học thành nhiều dạng như đèn học có thể điều chỉnh độ sáng, đèn học chống cận,… phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Cấu tạo chung của đèn học thường gồm: bóng đèn, thân đèn, đế đèn, dây cắm, một số loại còn có điều khiển để điều chỉnh độ sáng theo ý muốn.
2. Đặc điểm của đèn bàn học
Khác với những loại đèn thông thường, đèn bàn học tuy có nhiều loại khác nhau nhưng có chung những đặc điểm nổi bật sau:
Thiết kế đẹp mắt, nhỏ gọn: đèn bàn học là loại đèn học được nhiều người sử dụng bởi ngoài khả năng chiếu sáng tốt nó còn có ngoại hình đẹp mắt. Hầu hết các loại đèn bàn học đều có kích thước nhỏ gọn, chỉ chiếm một ít diện tích trên bàn học. Với cùng khả năng chiếu sáng nhưng đèn học được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ngoài mục đích chiếu sáng, nhiều người còn sử dụng đèn học như món đồ trang trí để tô điểm thêm cho không gian của mình.
Nhiều màu sắc: với vỏ ngoài được thiết kế theo nhiều hình dán khác nhau được phủ thêm lớp sơn nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với mọi nhu cầu về màu sắc của bạn. Chọn đèn học hài hòa với màu của bàn ghế, không gian phòng là rất quan trọng do đó sự đa dạng về màu sắc là ưu điểm nổi bật của đèn học.
Ánh sáng ổn định, bảo vệ mắt: đèn thường được sử dụng trong môi trường ánh sáng kém nên vấn đề về ánh sáng được rất nhiều người quan tâm. Trước kia sử dụng đèn học có ánh sáng từ bóng đèn dây đốt không ổn định, tỏa nhiệt cao gây bất tiện cho người dùng hay bóng đèn compat với ánh sáng chói liên tục làm gây hại cho mắt. Thay vào đó hiện nay đèn bàn học sử dụng bóng đèn có công nghệ led hiện đại đem lại ánh sáng ổn định, dịu nhẹ, không gây mỏi mắt, bảo vệ thị lực cho bạn.
Tiết kiệm điện năng: đèn bàn học là loại đèn học nên sử dụng điện năng ít hơn các loại đèn thông thường, tiết kiệm 85% điện năng so với các loại đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt khác.
Tuổi thọ cao: đa số các loại đèn học hiện nay sử dụng các bóng đèn led hiện đại nên có tuổi thọ rất cao, lên tới 50.000 giờ. Con số này có thể tăng lên nhiều hơn nếu bạn sử dụng và vệ sinh đèn đúng cách.
Tiết kiệm chi phí: hiện nay đèn bàn học rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn. Đa số chúng đều có giá thành khá rẻ. Chỉ với vài chục cho tới vài trăm nghìn bạn đã có thể sở hữu chiếc đèn xinh xắn cho riêng mình. Bên cạnh đó tuổi thọ đèn cao nên bạn tiết kiệm một khoảng chi phí vì không phải thường xuyên thay đèn mới.
Có thể thay đổi góc độ sáng: tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể thay đổi góc độ sáng khác nhau của đèn. Nếu bạn muốn học tập, đọc sách với ánh sáng tập trung thì chỉ cần kéo chụp đèn xuống thấp. Còn nếu bạn muốn sử dụng ánh sáng tỏa khắp phòng thì kéo chao đèn lên trên, cho nguồn sáng hắt cao lên là được.
3. Cách tự làm đèn học tại nhà
Nếu bạn là người khéo tay, có tính sáng tạo cao, chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản sử dụng các món đồ đã qua sử dụng bạn đã có thể làm một chiếc đèn để bàn học cho riêng mình. Thể thử ngay việc tự làm đèn học tại nhà bằng một số cách đơn giản sau:
- Làm đèn bàn học từ chai nhựa:
Bước 1: lấy một chiếc chai nhựa vặn bỏ phần nút và cắt phần thân để lấy phần cổ chai làm bóng chụp cho chiếc đèn học, bạn có thể cắt sao cho phần cắt bỏ với thân thì uốn lượn sóng liên tiếp đều nhau hoặc cắt đơn giản một đường thẳng cũng được. Tiếp theo lấy phần thân chai còn lại cắt thành những chiếc lá, cánh hoa với kích thước khác nhau để trang trí.
Bước 2: Chuẩn bị một đoạn dây thép dài, cắt dây sau đó uốn tùy thích để tạo thành phần khung đèn học một cách chắc chắn và khéo léo sao cho phần đầu tạo thành móc hỏi để dễ dàng treo đèn vào.
Bước 3: dùng sơn có màu sắc yêu thích sơn màu cho chụp đèn học vừa làm ở bước 1, tô màu cho các chiếc lá, cánh hoa rồi sau đó cố định một ít lên chụp đèn bằng keo dán.
Bước 4: cuối cùng dùng dây chỉ nối các lá cây và cánh hoa còn lại với nhau rồi quấn quanh thân đèn học. Tiếp theo gắn tiếp phần cuống hoa vào đầu chụp đèn rồi treo lên đầu móc thân đèn.
- Làm đèn bàn học từ cốc giấy:
Bước 1: chuẩn bị 1 tấm gỗ tròn đường kính khoảng 15cm, 1 thanh gỗ dài 22cm, 1 thanh gỗ ngắn 13cm. Khoan lỗ dưới đáy cây gỗ 22cm để gắn vào đế tròn, khoảng cách từ mép đế tính vô khoảng 3-4cm. Tiếp đó khoan tiếp 1 lỗ ở thân cây 22cm và 13cm để cố định chúng lại với nhau. Bạn có thể dùng ốc vít cố định để dễ điều chỉnh đèn học hoặc dùng dây, keo dán chúng lại với nhau.
Bước 2: khoét một lỗ nhỏ ở đáy ly giấy, gắn bóng đèn và luồn dây điện qua lổ nhỏ vừa khoét. Bạn có thể dán keo cố định bóng đèn với cốc giấy hoặc dùng kẹp giấy để cố định.
Bước 3: nối dây điện vào đèn học, luồn qua thân đèn sao cho đẹp mắt. Bạn nên chọn loại dây điện trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho đèn.
4. Những lưu ý khi sử dụng đèn bàn học
Lắp đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát: điện có phản ứng rất mạnh với nước, vì thế bạn cần lắp nó ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước để đảm bảo độ bền cho sản phẩm. Hơn hết việc này cũng góp phần bảo vệ an toàn của bạn trong quá trình sử dụng, tránh các trường hợp chập, cháy do nhiễm nước gây nên. Nếu bạn sống trong không gian thường xuyên ẩm ướt thì nên chọn loại đèn có khả năng chống nước, chống ẩm cao.
Lựa chọn những loại đèn led: trên thị trường đèn bàn học rất đa dạng về màu sắc, chất liệu đèn. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên những loại đèn led bởi nó rất bền, ánh sáng ổn định, hầu như không tỏa nhiệt, bảo vệ mắt chứ không làm đau, mỏi mắt như đèn compat hoặc tỏa nhiệt lớn như đèn sợi đốt.
Tránh tắt hết các loại đèn khác: tuy cung cấp đủ ánh sáng cho bạn sử dụng nhưng nó chỉ chiếu sáng tập trung tại 1 vùng nhỏ, nếu chỉ sử dụng đèn học trong không gian tối thời gian dài sẽ gây mỏi, đau mắt.
Đặt đèn bàn cùng hướng nguồn sáng chính: nếu nhà bạn sử dụng loại đèn tuýt thông thường thì nên đặt đèn học cùng hướng với nó để tránh bị sấp bóng, gây khó chịu cho người sử dụng. Nếu nhà bạn sử dụng đèn trần, đèn ốp thì đặt đèn ở đâu cũng được vì các loại đèn trần kia có độ sáng lan tỏa cao, không gây khó chịu khi sử dụng.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về đèn học. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các loại đèn, nội thất học tập, nội thất gia đình hay bất kỳ món đồ nội thất nào khác hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ chuteu.com- Sàn nội thất số một Việt Nam.
Trả lời